Hiệu lực về không gian của Bộ luật Hình sự

Bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều phải xác định rõ phạm vi tác động về không gian và đối tượng tác động của văn bản pháp luật đó. Đó chính là hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Khái niệm Lãnh thổ Việt Nam

- Lãnh thổ Việt Nam theo Bộ luật hình sự
Việt Nam được hợp thành bởi 3 bộ phận:

+ Lãnh thổ có thực: bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền của Việt Nam.

+Lãnh thổ mở rộng: Tàu thủy mang cờ hiệu của Việt Nam đang ngoài vùng biển quốc tế, máy bay dân dụng mang cờ hiệu của Việt Nam trên đường bay....

+Lãnh sự quán, Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài.

- Hành vi được coi là phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nếu lúc tội phạm bắt đầu hoặc kết thúc hoặc diễn ra trọn vẹn trong phạm vi không gian nói trên.

2. Hiệu lực về không gian của Bộ luật Hình sự

a) Đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam:

- Nguyên tắc áp dụng Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau: “Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Như vậy, với quy định tại Khoản 1 Điều 5 thì Bộ luật Hình sự có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dù người đó là công dân Việt Nam, người nước ngoài, hay người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

+ Tuy nhiên, đối với đối tượng là người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là trường hợp ngoại lệ được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

- Như vậy, Bộ luật Hình sự có các quy định ngoại lệ đối với các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp với hai nhóm như sau:

+Theo pháp luật Việt Nam, theo hiệp định Quốc tế mà Việt Nam tham gia thì những đối tượng được hưởng các đắc quyền ngoại giao là thành viên của đoàn ngoại giao trở lên.

+Theo thông lệ quốc tế thì vợ hoặc chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

b) Đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam

- Đối với công dân Việt Nam, người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam:

+ Đối với đối tượng này khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại khoản 6 quy định: “Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này”.

+ Như vậy, nếu công dân Việt Nam hoặc người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội đã thực hiện được quy định trong Bộ luật Hình sự. Vì theo nguyên tắc quốc tịch thì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam ở bất cứ nơi nào, đồng thời phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.

- Đối với người nước ngoài khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam:

+ Nguyên tắc áp dụng Bộ luật Hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]