Năng lực trách nhiệm hình sự và tình trạng say

Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.


>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau: "Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự".

Tình trạng say có thể được phân hóa thành 2 cấp độ:

+ Mức 1: Tình trạng say làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

+ Mức 2: Tình trạng say làm hạn chế một phần khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

- Theo quy định của Điều 14 thì trong cả 2 trường hợp trên, người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đều phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường.

Cơ sở khoa học của việc phạm tội trong tình trạng say vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đó là:

+ Thứ nhất: Trước khi say họ vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự bình thường, việc họ bị mất hoặc hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự hoàn toàn do người phạm tội, nghĩa là họ đã có lỗi khi để mình trong tình trạng say thì đồng nghĩa với việc họ đã có lỗi đối với việc thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội họ bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Do vậy trách nhiệm hình sự đặt ra đối với họ là ở thời điểm trước khi say.

+ Thứ hai: Về mặt xã hội, việc bắt người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say phải chịu trách nhiệm bình thường biểu hiện thái độ của xã hội đối với tệ nạn say - là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực khác trong đời sống xã hội trong đó có tội phạm.

- Phạm tội trong tình trạng say không được coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.

+ Nhưng nếu uống rượu để có "dũng khí" phạm tội thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với tình tiết tăng nặng.

+ Một số trường hợp phạm tội trong tình trạng say được coi là tình tiết định khung tăng nặng.

Ví dụ: Tội vi phạm về quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy (Điều 202, 208... Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009).


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]