Người bào chữa theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Người bào chữa được quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Theo khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý quy định về người bào chữa

Người bào chữa được quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (gọi tắt là ‘BLTTHS”), như sau:

"1- Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2- Người bào chữa có thể là: a- Luật sư; b- Người đại diện của người bị buộc tội; c- Bào chữa viên nhân dân; d- Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

3- Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

4- Những người sau đây không được bào chữa: a- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; b- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; c- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

5- Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội."

Bình luận về quy định của người bào chữa tại Bộ luật này

Thứ nhất, người bào chữa là người không liên quan đến vụ án hình sự. Người bào chữa là những người có trình độ, chuyên môn, khả năng bào chữa, bênh vực người đang bị buộc tội. Họ chỉ tham gia tố tụng hình sự khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Thứ hai, khoản 2 điều luật được bình luận quy định người bào chữa gồm: luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý.

Thứ ba, khoản 3, điều luật được bình luận quy định: Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình, bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra để bào chữa cho bị cáo.

Việc quy định cụ thể điều kiện để trở thành bào chữa viên nhân dân là điểm mới hoàn toàn của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, từ đó tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bào chữa viên nhân dân thành một hệ thống, thiết thực tham gia vào hoạt động bào chữa. Vấn đề tiếp theo cần có hướng dẫn cụ thể, tiêu chí, trình tự thủ tục trở thành bào chữa viên nhân dân.

Thứ tư, để bảo đảm tính khách quan, trung thực của việc bào chữa, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những trường hợp cụ thể không được bào chữa. Theo khoản 4 Điều luật đang được bình luận những người sau không được, bào chữa:

Một là, người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

Hai là, người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

Ba là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xóa án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Thứ năm, một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].