Quy định về bị can tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015?

Bị can được quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bị can được quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (gọi tắt là ‘BLTTHS”), như sau:

“1- Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2- Bị can có quyền:a- Được biết lý do mình bị khởi tố;b- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;c- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;d- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;đ- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;e- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;g- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;h- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;i- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;k- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3- Bị can có nghĩa vụ:a- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;b- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4- Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này."

Bình luận về quy địnhvề bị can

Bộ luật hình sự năm 2015 coi pháp nhân là đối tượng có thể chịu trách nhiệm hình sự khi vi phạm pháp luật hình sự. Đây là sự thay đổi khá lớn về chính sách pháp luật hình sự của Việt Nam. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 theo đó cũng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ đối với bị can là cá nhân và bị can là pháp nhân.

Bị can là người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự. Một người hoặc một pháp nhân từ khi đã cố quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chồ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm. Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

Bị can là người tham gia tố tụng. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng hình sự.

So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 bổ sung khá đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bị can. Đặc biệt là quyền đưa ra chứng cứ, quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được sổ hóa liên quan đến việc buộc tội, gõ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu, tạo cơ sở cho bị can chủ động trong việc bào vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phổi hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cần sớm có quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được sổ hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đên việc bào chữa khi bị can có yêu cầu.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định bị can vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải. Còn Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ ràng, đầy đủ hơn: Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Áp giải là một trong những biện pháp cưỡng chế, được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử. Việc áp giải bị can thực hiện theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Nhằm đảm bảo cho hoạt động điều tra, xác minh, giải quyết vụ án... Bị can có nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã; Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.



Khuyến nghị của Công ty Luật Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].