Phân biệt tội khủng bố với tội cố ý gây thương tích

Tội khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, hoặc công dân, nhằm chống chính quyền nhân dân.

Theo bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong các trường hợp sau
"Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a)Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ

1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.".


Điều 299 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) quy định về Tội khủng bố như sau: "Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năma) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.".

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Khái niệm

- Tội khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, hoặc công dân, nhằm chống chính quyền nhân dân.

- Tội cố ý gây thương tích là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới những thương tích cụ thể.

Ví dụ: A do có mâu thuẫn với B nên A đã dùng dao đâm chặt tay B gây thương tích nặng cho B nhưng B không chết.

2. Phân biệt

- Về khách thể: tội khủng bố xâm phạm đến an ninhh quốc gia còn tội cố ý gây thương tích xâm phạm đến quyền nhân thân.

- Về mặt khách quan: tội khủng bố có hai dạng hậu quả là hậu quả trực tiếp và hậu quả gián tiếp. Còn tội cố ý gây thương tích thì có 1 dạng hậu quả là gây thương tích cho nạn nhân.

- Về chủ thể: tội khủng bố là những người từ đù 16 tuổi trở lên còn tội cố ý gây thương tích từ đủ 14 tuổi trở lên.

- Về mặt chủ quan: tội khủng bố là lỗi cố ý trực tiếp còn tội cố ý gây thương tích là lỗi cố ý trực tiếp, gián tiếp.

- Về mục đích: tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân còn tội cố ý gây thương tích không chống chính quyền nhân dân.

Như vậy dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là mục đích của việc phạm tội


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng Tầng 4, Tòa nhà Times, 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].