Lỗi là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội không thể nhận thức trực giác như nhìn thấy hoặc cầm nắm mà xác định lỗi bằng cách thông qua hành vi mà người phạm tội thực hiện.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng trong cấu thành tội phạm, được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm nhưng ta phải chú ý không xác định lỗi độc lập với hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì lỗi luôn đi kèm với hành vi phạm tội.
Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Một người được coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện chủ quan và khách quan để lựa chọn.
Việc xác định loại lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội rất quan trọng vì lỗi là một trong những yếu tố để xem xét người đó phạm tội gì và quyết định hình phạt.
Lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ là 2 vấn đề khá khó để phân biệt một cách rạch ròi. Trong trường hợp vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ, người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự...
Lỗi vô ý do cẩu thả là trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả...