Lỗi cố ý trực tiếp và một số điều cần lưu ý

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Theo Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: "Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Về mặt lý trí

- Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó.

2. Về mặt ý chí

- Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Điều đó có nghĩa hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích và mong muốn của người đó.

- Lỗi cố ý trực tiếp có 3 đặc điểm chính:

+ Người phạm tội thấy trước hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Người phạm tội thấy trước hậu quả tác hại của hành vi đó
+ Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.

- Ở trường hợp người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, sự thấy trước hậu quả có thể xảy ra, không thể có trường hợp người phạm tội đã thấy trước hậu quả tất nhiên xảy ra mà họ có thái độ để mặc , không mong muốn hậu quả đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, hậu quả nguy hiểm đã xảy ra không phù hợp với mục đích của người phạm tội mà chỉ phần nào mục đích người phạm tội.

3. Những điểm cần lưu ý

- Hành vi phạm tội luôn phải là hành vi được thực hiện. Bởi chỉ khi hành vi nguy hiểm được thực hiện chúng ta mới xem xét lỗi của người thực hiện hành vi.

- Nhận thức của chủ thể về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn thấy trước hậu quả là hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi nguy hiểm sẽ gây ra hoặc có thể gây ra. Việc thấy trước hậu quả là kết quả của việc nhận thức được hành vi trên cơ sở nhận thức biểu hiện khách quan của hành vi cũng như những tình tiết có liên quan đến hành vi thực hiện như công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm thực hiện tội phạm, đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm…Hậu quả của tội phạm là sự thực hiện hóa của hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả là cái có sau hành vi, là cái dự kiến và là cái kéo theo của hành vi nguy hiểm cho nên chỉ có thể là thấy trước của chủ thể về hậu quả khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nói đến nhận thức bao giờ cũng là nhận thức về thực tại khách quan, còn thấy trước được sự suy đoán có căn cứ về diễn biến tương lai của sự việc. Và ngược lại để đoán định, biết được, thấy trước được tương lai thì phải nhận thức cái hiện tại.

- Trong quy định tại Điều 9 BLHS đã không nói đến việc chủ thể mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chỉ mong muốn hậu quả nguy hiểm. Hậu quả nguy hiểm là hệ quả, là kết quả trực tiếp của hành vi nguy hiểm: để hậu quả phát sinh, hậu quả phải hiện diện trong thực tế thì không còn cách nào khác là chủ thể phải thực hiện hành vi. Do vậy, khi chủ thể mong muốn hậu quả thì tất nhiên họ phải mong muốn thực hiện hành vi. Do đó, việc xác định lỗi trong quá trình định tội danh là một khâu vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo định đúng tội danh cho tội phạm. Khi tội danh được xác định đúng thì đảm bảo pháp luật được công minh tránh trường hợp định tội quá nặng hoặc quá nhẹ với kẻ phạm tội.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]