Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015

Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.

Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể:

Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung các nội dung:

- Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung nguyên tắc “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198


- Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi quy định về miễn trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 theo hướng chi tiết, cụ thể hơn như sau: “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này; c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án”.

- Khoản 4 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi nguyên tắc: “Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 71 của Bộ luật này” tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 thành “Khi xét xử, Toà án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa”.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Times, 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].