Mô hình tố tụng tranh tụng được xây dựng và vận hành trên cơ sở áp dụng triệt để nguyên tắc tranh tụng - một trong những nguyên tắc cơ bản xuyên suốt toàn bộ quá trình TTHS đồng thời là cơ sở để xây dựng mọi chế định khác của TTHS
Bản chất của tố tụng, tranh tụng theo Từ điển Tiếng Việt, thì "tranh tụng” có nghĩa là "sự kiện cáo nhau” giữa hai bên (bên nguyên và bên bị) có lập trường tương phản yêu cầu Toà án phàn xử. Tranh tụng luôn gắn liền với hoạt động tài phán (ở đâu có xét xử thì ở đó có tranh tụng) và tồn tại không chỉ trong tố tụng hình sự (viết tắt là TTHS) mà cả trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Mặc dù tư pháp hình sự ở các nước được tổ chức rất khác nhau (tố tụng thẩm vấn hay tố tụng tranh tụng), thì phiên toà hình sự đều là cách thức tổ chức hoạt động xét xử của Toà án, là thủ tục tiến hành các hoạt động tố tụng của các bên và Toà án nhằm xác định sự thật về vụ án. Mục đích chính của tố tụng thẩm vấn là tìm ra sự thật và đạt được sự công bằng trong tố tụng (bao gồm các giai đoạn: điều tra, truy tố và xét xử). Trong khi đó mục đích của hệ tố tụng tranh tụng lại khác ở chỗ việc tìm ra sự thật chỉ bắt đầu từ giai đoạn xét xử. Mọi thông tin thu thập được trong quá trình điều tra đều chưa được xem xét cho đến khi được trình bày trước Toà. Mỗi bên sẽ trình Toà "sự thật của phía mình” và Thẩm phán cùng với bồi thẩm đoàn sẽ quyết định xem "sự thật” nào có tính thuyết phục hơn... Hệ thẩm vấn chú trọng đến khía cạnh thực tế, còn hệ tranh tụng lại đánh giá cao khía cạnh pháp lý.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Mô hình tố tụng tranh tụng được xây dựng và vận hành trên cơ sở áp dụng triệt để nguyên tắc tranh tụng - một trong những nguyên tắc cơ bản xuyên suốt toàn bộ quá trình TTHS đồng thời là cơ sở để xây dựng mọi chế định khác của TTHS (như: Phân loại các chủ thể tham gia tranh tụng; quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể; thủ tục xétxửtại phiên toà;...). Nguyên tắc này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: Tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chửa là cơ sở vận hành của TTHS; Chức năng buộc tội, gỡ tội (bào chữa) và xét xử là độc lập với nhau và do các chủ thể khác nhau thực hiện; Tòa án giữ vai trò trọng tài trung lập và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để các bên buộc tội và bào chữa thực hiện chức năng của mình; Bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trước Tòa án.
Về bản chất, quá trình tranh tụng tại phiên toà là cuộc điều tra và tranh luận công khai giữa hai bên nhằm xác định sự thật khách quan làm cơ sở để Toà án ra phán quyết về vụ án. Quá trình này có một số đặc điểm sau đây: Đây là cuộc điều tra công khai với sự tham gia đầy đủ của các chủ thể thuộc bên buộc tội, bên gỡ tội và những nguời tham gia tố tụng khác dưới sự điều khiển của chủ toạ phiên toà và giám sát của HĐXX. Tại đây các chứng cứ, tài liệu về vụ án được các chủ thể của.các bên và HĐXX kiểm tra, đánh giá công khai trên cơ sở các quy định của pháp luật. Hoạt động tranh tụng được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, phức tạp và bị hạn chế về mặt không gian (chỉ có thể thực hiện tại phiên toà) và thời gian (trong thời gian diễn ra phiên toà) do pháp luật quy định; Trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra, xác minh tại phiên toà và quan điểm của các bên về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, Toà án xác định sự thật khách quan và ra phán quyết về vụ án. Kết quả tranh tụng về vụ án được thể hiện bằng phán quyết (bản án hoặc quyết định) của HĐXX. Phán quyết của Toà án là hình thức pháp lỷ ghi nhận kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa về vụ án.Quá trình tranh tụng tại phiên toà diễn ra ở những mức độ với các hình thức khác nhau. Trong giai đoạn điều tra công khai tại phiên toà, hoạt động tranh tụng giữa các bên diễn ra ở mức độ thấp (mang tính chất cảm tính). Thông qua việc xét hỏi trực tiếp đối vói bị cáo, những người làm chứng, xem xét vật chứng..., bên buộc tội và bên bào chữa tiến hành kiểm tra chéo và đánh giá các chứng cứ mà các bên đưa ra tại phiên toà nhằm xác định tính hợp pháp và độ tin cậy của chúng, xác nhận có hay không có sự kiện này, tình tiết kia của vụ án làm cơ sở để đưa ra đánh giá và quan điểm pháp lý của mình về vụ án ở phần tiếp theo.
Phần tranh luận tại phiên toà thể hiện tập trung và rõ nét nhất hoạt động đối tụng của các bên. Dựa vào kết quả điều tra công khai tại phiên toà, các bên đưa ra đánh giá về mặt pháp lý lập luận của mình về sự tồn tại hay không tồn tại mối liên hệ khách quan giữa các sự kiện, các tình tiết của vụ án đa được kiểm tra, xác minh ở phần xét hỏi. Trên cơ sở các quy định của pháp luật (hình sự, TTHS, dân sự,...), bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra kết luân của mình nhằm khẳng định hoặc bác bỏ các nội dung buộc tội, đưa ra các yêu cầu, đề nghị cụ thể về tội danh, điều khoản, mức hình phạt... hoặc đề nghị về sự vô tội hay giảm nhẹ tội của bị cáo. Sự tranh tụng ở đây đã chuyển sang mức độ cao hơn dưới hình thức tư duy, lôgíc của các chủ thể của cả hai bên
Hai mức độ tranh tụng tại phiên toà nêu trên của hai bên buộc tội và bào chữa có mối liên hệ hữu cơ và biện chứng với nhau. Lời buộc tội của công tố viên hay lời bào chữa của luật sư chỉ có sức thuyết phục và được Toà án chấp nhận khi và chỉ khi nó dựa trên cơ sở các sự kiện, tình tiết và các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra, xác minh công khai tại phiên toà và chỉ ra được mối liên hệ lôgíc khách quan giữa các sự kiện, tình tiết của vụ án. Ví dụ: Để kết luận bị cáo phạm tội giết người, Công tố viên phải chỉ ra được trong hành vi của bị cáo có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội giết người, trong đó lỗi của bị cáo phải là cố ý. Ngược lại, muốn chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội cho thân chủ thì luật sư bào chữa phải chỉ ra được không có quan hệ nhân quả giữa giữa hành vi của bị cáo và cái chết của nạn nhân hoặc lỗi của bị cáo khi gây ra cái chết cho nạn nhân là vô ý.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 04 Tòa nhà Times, 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận