So sánh tội buôn lậu qua biên giới với tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Hai tội náy chỉ khác nhau ở mục đích phạm tội. Nếu đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nhằm mục đích buôn bán còn nếu đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới không nhằm mục đích buôn bán thì phạm tội vận chuyển trái phép.

Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định Tội buôn lậu như sau: "1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.”;...6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.

Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định về Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới như sau: “1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.”;.... Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Khái niệm

- Tội buôn lậu qua biên giới là hành vi đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trái phép nhằm mục đích buôn bán.

- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới không nhằm mục đích buôn bán.

2. Giống nhau

- Về đối tượng tác động: là tất cả hàng hóa tiền tệ chỉ trừ chất ma túy

- Về khách thể: đều xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương và ANĐN của Nhà nước.

- Về mặt khách quan: người phạm tội đều có hành vi đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới quốc gia trái phép như : khai báo gian dối giả mạo giấy tờ ….

- Về chủ thể: bất kỳ ai từ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự (vì đây là tội phạm nghiêm trọng phạm tội cố ý).

3. Khác nhau

Hai tội náy chỉ khác nhau ở mục đích phạm tội. Nếu đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nhằm mục đích buôn bán còn nếu đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới không nhằm mục đích buôn bán thì phạm tội vận chuyển trái phép.

Như vậy dấu hiệu đặc biệt quan trọng để phân biệt hai tội này là mục đích phạm tội.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Times, Số 35 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].