Bình luận về thời hiệu khiếu nại trong quy định của pháp luật

Những thời hiệu khiếu nại được quy định tại điều 471 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018).

Thời hiệu khiếu nại là thời hạn trong đó người mà quyền và lợi ích hợp pháp củạ họ bị xâm hại bởi quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật có quyền khiếu nại.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý theo điều 471 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thời hiệu khiếu nại

“1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

Ý nghĩa của việc quy định thời hiệu khiếu nại

Trong tố tụng hình sự, các giai đoạn tố tụng và các hành vi tố tụng được nối tiếp nhau, quyết định tố tụng và hành vi tố tụng này là cơ sở để ra quyết định hoặc thực hiện các hành vi tố tụng khác. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời những quyết định và hành vi tô tụng trái pháp luật, khắc phục những hậu quả và thiệt hại do chúng gây ra là rất cần thiết.

Nếu không thực hiện được điều này thì một quyết định, hành vi tố tụng nào đó trái pháp luật được thực hiện ở giai đoạn tố tụng trước có thể sẽ gây ra hậu quả là các hành vi và các quyết định tố tụng ở giai đoạn sau cùng sẽ trái pháp luật và hậu quả cuối cùng sẽ làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

Vì vậy, để kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật trong các quyết định, hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Điều luật quy định thời hiệu khiếu nại.

Quy định này nhằm động viên, khuyến khích tính tích cực trong việc kểm tra, giám sát hoạt động tố tụng, hạnh vi tố tụng và các quyết định tố tụng của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ phía những người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan.

Nếu hết thời hiệu khiếu nại, người có quyền khiếu nại không được khiếu nại theo các quy định trong Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng các quyết định, hành vi tố tụng, trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn được xử lý bởi một trình tự khác.

Ví dụ: quyết định khởi tố bị can trái pháp luật (không có căn cứ, không đúng người) dẫn đến kết luận điều tra sai. Nếu lúc này Viện kiểm sát phát hiện được quyết định khởi tố bị can là không có căn cứ, không đúng người thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ điều tra lại từ đầu.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến người khiếu nại không thế thực hiện quyền khiếu nại

Điều luật quy định thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật. Nếu vì những lý do chính đáng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời giạn mà Điều luật quy định thì khoảng thời gian có trở ngại không được tính vào thời hiệu khiếu nại.

Ví dụ: Ngày 14/02/2016 Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can và quyết định khởi tố bị can được gửi cho bị can nhưng do bão lụt, quyết định đó chỉ được đến tay bị can vào ngàý 25/3/2016. Lẽ ra thời hiệu khiếu nại đối với quyết định khởi tố bị can nêu trên được tính từ ngày 25/3/2016 đến ngày 10/4/2016, nhưng khi chưa kịp khiếu nại thì ngày 30/3/2016 bị can phải vào bệnh viện điều trị tới 30/4/2016. Trong trường hợp này, một tháng nói trên không đựợc tính vào thời hiệu khiếu nại mà thời hiệu khiếu nại được tính từ ngày 25/3/2016 đến ngày 30/4/2016 và sau đó được tính tiếp từ ngày 30/4/2016 đến ngày 9/5/2016.

Những lý do chính đáng làm dừng thời hiệu khiếu nại bạo gồm các lí do chủ quan và các lý do khách quan. Lý do chủ quan bao gồm các tình tiết liên quan đến bản thân người có quyền khiếu nại như người đó ốm đau cần đi điều trị ở bệnh viện, đi công tác hoặc học tập ở xa, gia đình có khó khăn mà bản thân người đó không có điều kiện để thực hiện quyền khiếu nại của mình. Các lý do khách quan bao gồm các tình tiết như thiên tai, địch họa, dịch bệnh...Thời điểm khiếu nại được tính từ thời gian trên dấu bưu điện nếu khiếu nại được gửi bằng đường bưu điện.

Khuyến nghị:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail:[email protected].