Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế Tố tụng hình sự do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng , nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, không để tiếp tục phạm tội mới hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm việc thi hành án.

Chế định các biện pháp ngăn chặn là một chế định quan trọng của pháp luật TTHS. Việc quy định và áp dụng một cách đúng đắn, chính xác các biện pháp ngăn chặn là bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của TTHS để phát hiện chính xác, nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với kẻ phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Pháp luật Việt Nam về TTHS dành riêng mục I chương VII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (gọi tắt BLTTHS 2015) để quy định về các biện pháp ngăn chặn.

Điều 109-BLTTHS 2015, quy định chung về các biện pháp ngăn chặn như sau:

"1.Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điêu tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyển tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2.Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ."

Bình luận điều 109-BLTTHS 2015:

Đầu tiên, các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là các biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục luật định khi có căn cứ xác định người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thì hành án.

Thứ hai, căn cứ vào mục đích áp dụng thì các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm 1: Gồm những biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người bị buộc tội bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Nhóm 2: bao gồm các biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo thu thập chứng cứ. Theo Điều luật này, các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 đã bỏ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp thay vào đó là biện pháp giữ người ưong trường hợp khẩn cấp đồng thời bổ sung thêm biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh.

Tiếp đó, tố tụng hình sự có nhiệm vụ phát hiện, xử lý mọi tội phạm, chính vì vậy, các biện pháp ngăn chặn góp phần thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, bên cạnh nhiệm vụ phát hiện, xử lý tội phạm, tố tụng hình sự còn có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người trong đó có quyền con người của những người bị buộc tội. Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng sẽ hạn chế những quyền cơ bản của người bị buộc tội (người chưa bị coi là có tội). Đê giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải có những căn cứ nhất định.

Thứ tư, điều luật này quy định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn với tư cách là cơ sở đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào đó khi quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Nếu không có các căn cứ này thì không được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đôi với ngứời phạm tội. Ở đây cũng có thể khẳng định không phải người buộc tội nào cũng bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự gồm:
-Để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Căn cứ này được áp dụng cho hai trường hợp: không để tội phạm xảy ra và không để người phạm tội kết thúc hành vi nguy hiểm cho xã hội và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
-Khi có căn cứ cho thấy người bị buộc tội bỏ trốn hay gây khó khăn cho hoạt động điều ưa, truy tố, xét xử.
-Khi có căn cứ cho thấy người bị buộc tội có thể tiếp tục phạm tội.
-Khi cần đảm bảo thi hành án.

Thứ năm, để khẳng định có các căn cứ trên, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn phải xác minh, làm rõ các tình tiết của vụ việc chứng minh sự tồn tại của các căn cứ trên. Ví dụ: để khẳng định bị can có thể tiếp tục tục phạm tội, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh nhân thân bị can, các biểu hiện khác của bị can như đe dọa người bị hại, chuẩn bị công cụ phương tiện...
Điểm đáng lưu ý nữa khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó là không phải khi có căn cứ trên là áp dụng biện pháp ngăn chặn mà tùy trường hợp cụ thể nếu xét thây cần thiết mới áp dụng. Trong những trường hợp cụ thể tuy có một trong những căn cứ nêu trên, nhưng xét thây không cân thiết, thì không cần áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo. Điều luật này dùng từ “có thể” áp dụng biện pháp ngăn chặn khi có các căn cứ trên.

Cuối cùng, điều luật liệt kê cụ thể 5 trường hợp bắt người: Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bặt người bị yêu cầu dẫn độ. Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung thêm trường hợp bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải tuân thủ đúng các quy định do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].