Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự

Tái thẩm là một thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự, căn cứ nào để dẫn đến việc tái thẩm diễn ra sẽ được quy định tại điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 số 101/2015/QH13.

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, quy định tại điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

"Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thù tục tái thẩm khỉ có một trong các căn cứ:

1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án."

Thứ hai, bình luận về điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

(i)Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định làm những nguồn chứng cứ rất quan trọng về vụ án hình sự. Người làm chứng là người không liên quan đến vụ án hình sự cũng không có lợi ích gì cho dù vụ án được cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết như thế nào. Điều 382 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm".

Trong tố tụng hình sự, khi người tham gia tổ tụng hình sự không nói được tiếng Việt Nam hoặc trong hồ sơ vụ án có những tài liệu tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt Nam thì cơ quan tiến hành tố tụng mời người phiên dịch. Họ cũng có nghĩa vụ phải dịch các tài liệu và lời nói của những người khác sang tiếng Việt Nam một cách trung thực. Nếu bản dịch của họ không đúng sự thật và vì thể nó làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định của tòa án thì sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định được điều đó thì đây là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

(ii) Điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm là những người tiên hành tố tụng. Trong từng giai đoạn, các kết luận của họ thường được phản ánh trong các văn bản tố tụng như Kết luận điều ưa, Cáo trạng, Bàn án hoặc Quyết định của tòa án trong đó Kết luận điều tra là quan điểm đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra gửi Viện kiểm sát, Cáo trạng là quan điểm truy tố của Viện kiểm sát đề nghị Tòa án xét xử. Nếu những kết luận của những người nói trên không đúng sẽ dân tới hậu quả tất yếu là vụ án bị xét xử sai. Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, việc phát hiện các kết luận của những người nói trên là không đúng sẽ là căn cứ để kháng nghị theo thù tục tái thẩm.

(iii)Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng về vụ án hình sự. Nó là những chứng cứ vật chất do cơ quan tiến hành tổ tụng thu thập hoặc do họ nhận được từ các nguồn khác nhau. Theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, vật chứng phải được thu thập và bảo quản theo một trình tự luật định.

(iv)Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật là căn cứ thứ tư để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Điều 398 Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 quy định một căn cứ mới để kháng nghị theo thù tục tái thẩm là "những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật". Những tình khác ở đây được hiểu là những tình tiết không liên quan đển ba căn cứ đã nêu trên. Những tình tiết đó có thể liên quan tới thủ tục tố tụng, tới đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ nghiệp vụ của những người tiến hành tổ tụng như Điều tra viên, Kiêm sát viên, Thâm, phán, Hội thẩm nhân dân hoặc Thư kí phiên tòa. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật cũng có thể liên quan tới những người khác không phải là người tiến hành tố tụng. Ví dụ: người có chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp làm sai sự thật...

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].