Cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau: "1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; g) Thu lợi bất chính lớn; h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1.Khách thể của tội sản xuất buôn bán hàng giả

Khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa, lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Đối tượng của tội sản xuất và buôn bán hàng giả là các loại hàng giả. Theo quan niệm chung thì hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất trái pháp luật có như những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ thị trường hoặc những sản phẩm, hàng hóa không có giá trị sử dụng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi, công dụng của nó.

2. Mặt khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

“Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” thọat nhìn ban đầu thì có thể cho đây là điều luật quy định một hành vi khách quan là hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, nhưng khi xem xét ta thấy đây là một điều luật nhưng quy định một tội danh nhưng bao gồm hai hành vi khách quan đó là hành vi sản xuất hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả. Mỗi hành vi khách quan này có thể độc lập riêng rẽ với nhau tạo thành các tội như tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán hàng giả, hoặc có thể đi liên nhau hành vi nay là tiền đố cho hành vi kia và ngược lại tạo cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

3. Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi và có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả có thể là chủ thể đặc biệt, “lợi dụng quyền hạn, chức vụ” quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 156,157 và điểm b Khoản 2 Điều 158, những người này giữ những chức vụ nhất định tại các cơ quan công do đó có một số quyền hạn nhất định liên quan tới hoạt động sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa …. Nếu người phạm tội là người nước ngoài ( người có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch) phạm tội sản xuất,buôn bán hàng giả trên lãnh thổ Việt Nam thì vẫn bị truy cứu TNHS theo quy định của BLHSVN trừ những trường hợp được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì khi đó TNHS của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Về tuổi chịu TNHS: theo tinh thần của các Điều 8, Điều 12 BLHS thì độ tuổi của người phạm tội theo quy định tại Điều 156 sẽ như sau: Nếu người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 của điều luật, nhưng phải chịu TNHS về tội phạm này quy đinh tại khỏan 2 và khoản 3 của điều luật. Vì khoản 1 của điều luật là “tội phạm nghiêm trọng” là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội là mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 7 năm tự (Khoản 3 Điều 8) mà khoản 1 Điều 156,157,158 thì mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù và căn cứ tại Khoản 2 Điều 12 tuổi chịu TNHS “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc hoặc tội pham đặc biệt nghiêm trọng”. Còn theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 156,157,158 là tội rất nghiêm trọngvà đặc biệt nghiêm trọng và mức cao nhất cua khung hình phạt là đến mười năm năm tự (khoản 3- Điều156,158)và tử hình(khoản 3-Điều157) căn cứ vào khoản 3 Điều 8. Nếu “người phạm tổi đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” (Khoản 2 Điều 12 BLHS).

4. Mặt chủ quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Đối với “tội sản xuất, buôn bán hàng giả”, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: người thực hiện hành vi quy định tại Điều 156,157,158 được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên, để xác định đây là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp thì có nhiều quan điểm trái ngược nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiên hành vi đó.

Quan điểm thứ hai cho rằng người thực hiện hành vi sản xuất, buơn bán hàng giả là do lỗi cố ý (cố ý trực tiếp, hoặc cố ý gián tiếp) người thực hiện các hành vi này, nhận thức rõ các hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất bởi tội sản xuất, buôn bán hàng giả có cấu thành hình thức. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc co nên việc xác định ý chí của người phạm tội đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra. Người phạm tội đã nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả song vẫn luôn mong muốn thực hiện các hành vi đó. Do vậy, lỗi trong trường hợp này phải được xác định là lỗi cố ý trực tiếp.

Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả, thì động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc khi định tội hoặc quyết định hình phạt. Tuy nhiên việc làm rõ động cơ phạm tội trong từng trường hợp cụ thể để nắm bắt nguyên nhân của tội phạm sẽ giúp nhà nước đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và xây dựng các chính sách kinh tế xã hội phù hợp. Thực tế động cơ phạm tội này chủ yếu là do lòng tham, vụ lợi.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện lỗi cố ý trực tiếp do vậy mục đích phạm tội là luôn tồn tại. Chủ thể thực hiện hành vi này nhằm mục đích thu lợi bất chính và cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy khi giải quyết vụ án phải xác định người phạm tội có mục đích thu lợi bất chính hay không. Nếu không có mục đích này thì không thể định tội danh là sản xuất, buôn bán hàng giả.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].