Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Căn cứ là những điều dựa vào đó để xác định và thực hiện theo.
Điều luật quy định rõ ràng các căn cứ không khởi tổ vụ án hình sự nhằm tránh việc tùy tiện trong giải quyết vụ việc. Các căn cứ không khởi tô vụ án hình sự được quy định độc lập, chỉ cần thỏa mãn một trong các căn cứ luật định thì không được khởi tổ vụ án hình sự.
Căn cứ pháp lý về các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:
"Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1- Không có sự việc phạm tội;
2- Hành vi không cẩu thành tội phạm;
3- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyêt định đình chỉ vụ án cổ hiệu lực pháp luật;
5- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6- Tội phạm đã được đại xá;
7- Người thực hiện hành vì nguy hiểm cho xã hội đã chểt, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điểu 134,135,136,138, 139, 141, 143,155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố."
Bình luận về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:
(I) Khác nhau giữa khởi tố vụ án hình sự và không khởi tố vụ án hình sự:
- Việc khởi tố vụ án hình sự cố ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một vụ việc cố dấu hiệu của tội phạm và có được đưa vào quy trình giải quyết của tổ tụng hình sự hay không. Thực tế cho thấy, ở thời điểm ban đầu, khi thông tin, tài liệu còn ít, việc xác định dâu hiệu tội phạm để quyêt định việc khởi tố không đơn giản.
- Đặc biệt, đổi với những vụ án cần tri thức khoa học trong những lĩnh vực khác như xác định nguyên nhân chết, xác định chất lượng công trình xây dựng... Khởi tố vụ án hình sự không cố căn cứ có thể ảnh hưởng nghiêm ữọng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Ngược lại, không khởi tố vụ án hình sự có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
(II) Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:
- Điều luật quy định rõ ràng các căn cứ không khởi tổ vụ án hình sự nhằm tránh việc tùy tiện trong giải quyết vụ việc. Các căn cứ không khởi tô vụ án hình sự được quy định độc lập, chỉ cần thỏa mãn một trong các căn cứ luật định thì không được khởi tổ vụ án hình sự. Có tám căn cử không khởi tố vụ án hình sự, bao gồm:
+) Không có sự việc phạm tội.
- Đây là trường hợp không có hành vi hay vụ việc nào xảy ra trên thực tế hoặc có vụ việc xày rạ nhưng không phải do tội phạm gây ra. Nguồn tin về tội phạm đến với cơ quan có thẩm quyền có thể là sự nhẩm lẫn của người tố giác, báo tin về tội phạm... Qua thời gian xác minh, cơ quan có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội xảy ra.
- Ví dụ: Ông A bị chết do trâu húc nhưng con cháu của ông A lại nghĩ cha mình bị giểt chết nên đã đi trình báo với cơ quan có thẩm quyền.
+) Hành vi không cấu thành tội phạm.
- Đây là trường hợp có hành vi nguy hiêm cho xã hội xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, hành vi này thiếu những dấu hiệu trong cấu thành tội phạm nên hành vi đó không phải là tội phạm.
- Thực tế cho thấy, có nhiều hành vi, về hình thức rất giống với hành vi phạm tội, nhưng khi xét trong tổng thể các dấu hiệu cùa cấu thành tội phạm nhất định thì lại không thỏa mãn. Những hành vi này có thể là hành vi nguy hiêm cho xã hội được thực hiện nhưng người đó không có lỗi, hành vi chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không đáng kể, hành vi đã được thực hiện khi có những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự...
- Ví dụ: A nhân lúc B không để ý đã mở ví lấy trộm 500.000 đ của B. Hành vi cùa A có biểu hiện lén lút chiếm đoạt tài sản của B nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Đây cũng có thể coi là một trường hợp của căn cứ thứ hai - hành vi không cấu thành tội phạm. Chủ thể của tội phạm là một yểu tố của cấu thành tội phạm.
- Người thực hiện hành vi nguy hiêm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự tức là dâu hiệu chủ thê không thỏa mãn. Quy định này được nhà làm luật tách riêng thành căn cứ độc lập có thể nhằm nhấn mạnh tính chất quan trọng của căn cứ về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Ví dụ: A 13 tuổi thực hiện hành vi quan hệ tình dục với em H 12 tuổi thì không cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.
+) Hành vi phạm tội cần phải được điều tra, truy tổ, xét xử.
- Người thực hiện hành vi phạm tội phải được xử lí theo pháp luật. Tuy nhiên, mỗi hành vi phạm tội chi được giải quyết một lần. Nêu hành vi phạm tội của một người đã được khời tố, điều tra, truy tố, xét xử và đối với hành vi đó đã có bàn án, quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật thì không được tiến hành thêm một quy tình tô tụng thứ hai nữa.
- Quy định này phù hợp với tinh thần của nguyên tắc không ai bị kêt án hai lân vì một tội phạm ghi nhận trong Hiến pháp (khoản 3 điều 31) và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (điêu 14). Do đó, khi một người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật thì phải ra quyết định không khởi tố vụ án.
+) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 27 Bộ luật hình sự. Theo đó, thời hiệu này là 05 năm đổi với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng, 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu hành vi của một người đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được khởi tổ đổi với họ.
+) Tội phạm đã được đại xá.
- Đại xá được hiểu là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một sổ loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt người phạm tội. Quốc hội có thẩm quyền ban hành quyết định đại xá, thường vào những dịp quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước.
- Khi có quyết định đại xá thì không được khởi tố vụ án hình sự. Nếu như vụ án đang được giải quyết ờ giai đoạn sau khởi tố thì cũng phải được đình chỉ. Trong quyết định đại xá nêu rõ hình thức và mức độ đại xá.
+) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
- Tố tụng hình sự nhằm xác định và giải quyết đúng đắn tội phạm và người phạm tội. Một người phải chịu trách nhiệm tương xứng với hành vi tội phạm đã thực hiện. Do đó, nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trình tự tố tụng đổi với vụ án đó cũng chấm dứt.
- Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định không khởi tổ vụ án hình sự trong trường hợp này. Trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bi huỷ hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
- Đây là căn cứ mới được bổ sung trong Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015. Trong những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu bị hại không có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thấm quyên phải ra quyết định không khởi tổ vụ án hình sự.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận