Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 quy định về phòng vệ chính đáng như sau: “ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng:

Là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân.Như vậy, chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Hành vi này có thể xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của công dân khác mà không nhất thiết phải xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phòng vệ. Quyền hoặc lợi ích chính đáng bị xâm phạm có thể là an ninh trật tự quốc gia, quyền nhân thân, quyền sở hữu.

- Hành vi tấn công có thể có đầy đủ 3 yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đó không phải điều kiện bắt buộc vì có hành vi tuy không cấu thành tội phạm nhưng vẫn đòi hỏi phải được ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại như hành vi đâm, chém của những người không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần. Hơn nữa, khi đứng trước sự tấn công không phải người bình thường nào cũng khẳng định được ngay đó là tội phạm hay không phải tội phạm.

- Hành vi tấn công của con người là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng, nhưng nó chỉ là cơ sở chừng nào còn đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc. Khi hành vi tấn công đã thật sự chấm dứt thì cũng có nghĩa không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn. Sự phòng vệ lúc này hoàn toàn không đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng. Đó có thể chỉ là sự trả thù. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ được giải quyết như trường hợp bình thường nếu đã cố ý phòng vệ quá muộn.

- Khi hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã có những biểu hiện đe doa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc thì cũng cho phép được quyền phòng vệ chính đáng. Sự cho phép này là cần thiết khách quan nhằm tạo điều kiện chủ động cho người phòng vệ ngăn chặn sự tấn công kịp thời và có hiệu quả. Nếu chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công ngay tức khắc mà đã phòng vệ thì đó là trường hợp phòng vệ quá sớm và cũng phải chịu trách nhiệm hình sự như trường hợp phòng vệ quá muộn.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]