Điều kiện thi hành bản án đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

Các điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được quy định trong điều 500 của Bộ luật hình sự năm 2015

Điều luật được xây dựng nhằm làm rõ điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của tòa án nước ngoài trên cơ sở phápluật về tương trợ tư pháp.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, cơ sở pháp lí

Theo điều 500, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, quy định về điều kiện cho thi hành bản án, quết định hình sự của tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

“Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ có thể được thi hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện:

1. Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vê việc thi hành bản án, quyêt định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ;

2 .Hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định cùa Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3 .Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó.

Thứ hai, bình luận điều luật

Điều luật được xây dựng nhằm làm rõ điều kiện cho thi hành bàn án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài trên cơ sở pháp luật về tương trợ tư pháp, làm cơ sở cho việc quy định về trình tự, thủ tục xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Bản án, quyết định hình sự có thể là việc chấp hành hình phạt tù, quyết định chuyển đổi hình phạt và các quyết định hình sự khác.

Điều kiện đầu tiên để thi hành bàn án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ là có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Văn bản đó phải dựa trên hiệp định tương trợ tư pháp của nước đó với Việt Nam và nguyên tắc chung của luật pháp quốc tể.

Nguyên tắc tội phạm kép hay còn gọi là nguyên tắc cùng hình sự hóa được xem là một điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ, tức là nguyên tắc này đòi hỏi cả nước ngoài và Việt Nam đều quy định hành vi mà công dân Việt Nam thực hiện bị từ chối dẫn độ đó đều là tội phạm. Trong trường hợp pháp luật nước yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự quy định là tội phạm nhưng hành vi đó ở Việt Nam không yêu cầu thành tội phạm thì bản án hay quyết định hình sự sẽ không được thi hành. Ngoài ra, cần lưu ý một số nội dung quy định về hình phạt, thời hiệu thi hành hình phạt đôi với tội phạm đó của bản án, quyết định hình sự.

Thêm nữa, bàn án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đổi với người đó.Trường hợp bàn án chưa có hiệu lực hoặc vẫn còn thủ tục tố tụng khác đối với công dân Việt Nam thì không thể thi hành bàn án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đó.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].