Đua xe làm chết người, xử lý thế nào?

Tội đua xe trái phép là một trong số những tội thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đua xe trái phép là hành vi của hai hay nhiều người điều khiển xe tham gia việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ trên đường bộ mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội đu xe trái phép

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") quy định về tội đua xe trái phép như sau:

"1- Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; (b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: (a) Làm chết người; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; (c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; (d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; (e) Tham gia cá cược; (g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; (h) Tại nơi tập trung đông dân cư; (i) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; (k) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: (a) Làm chết 02 người; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; (c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: (a) Làm chết 03 người trở lên; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; (c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." (Điều 266)

Cấu thành tội phạm của tội đua xe trái phép

(i) Mặt khách quan của tội đua xe trái phép:

Hành vi khách quan: hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ (công nông, máy kéo, xích lô máy, xe đạp điện...). Việc đua xe này trái phép tức là không được phép của các cơ quan có thầm quyền. Hành vi thể hiện ở việc điều khiến các phương tiện giao thông là ô tô, xe máy, các loại xe có động cơ khác chạy tốc độ cao trên một quãng đường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

Hậu quả: Tội đua xe trái phép là tội phạm có cấu thành vật chất. Vì vậy, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội đua xe trái phép. Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đua xe trái phép là khi xảy ra một trong các hậu quả quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 266 Bộ luật Hình sự và hậu quả xảy ra là do hành vi đua xe trái phép gây nên.

Người có hành vi đua xe trái phép cũng có thể đồng thời là người có hành vi tô chức đua xe trái phép, trong trường hợp này họ phải chịu trách nhiệm hình sự về cả hai tội là tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép.

(ii) Mặt chủ quan của tội đua xe trái phép:

Tội đua xe trái phép được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp.Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

(iii) Chủ thể của tội đua xe trái phép:

Chủ thể của tội đua xe trái phép là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định pháp luật. Người. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép quy định tại Khoản 1 Điều 266 Bộ luật Hình sự (trường hợp hậu quả xảy ra là gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng). Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

(iv) Khách thể của tội đua xe trái phép:

Tội đua xe trái phép xâm phạm vào các qui định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, đồng thờiđe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và an toàn, trật tự nơi công cộng.

Như vậy, hành vi đua xe dẫn đến chết người nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép theo Khoản 2 Điều 266 Bộ luật Hình sự (nếu làm chết 01 người); theo Khoản 3 Điều 266 (nếu làm chết 02 người); theo Khoản 4 Điều 266 (Nếu làm chết từ 03 người trở lên).

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7) 1900 6198

Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội phạm đua xe trái phép:

Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: [email protected].