Khi nào áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh?

Bắt buộc chữa bệnh là một biện pháp bắt buộc người phạm tội phải chữa bệnh trong một cơ sở chuyên khoa y tế do các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định tùy theo giai đoạn tố tụng.

Theo quy định tại Điều 13 và Điều 43 Bộ luật hình sự thì đối tượng bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bao gồm:

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án hoặc tuy bị kết án nhưng chưa thi hành bản án mà bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh bao gồm:

- Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra.

- Viện trưởng Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn truy tố

- Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đang thụ lý vụ án hoặc thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hay Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên được phân công làm chủ tọa phiên tòa, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại cư trú hoặc nơi có trại giam hay trại tạm giam đang giam giữ người bị kết án, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người bị kết án trong giai đoạn thi hành án phạt tù.
Các cơ quan có thẩm quyền nêu trên chỉ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can, bị cáo, người bị kết án khi đã có kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần về tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ.

Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, thì sau khi khỏi bệnh người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Tố tụng Hình sự biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở một cơ sở chuyên khoa y tế do Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].