Khiếu nại trong tố tụng hình sự

Khiếu nại là một trong số các quyền của công dân.

Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, có quyền đề nghị người có thẩm quyền giải quyết, xem xét lại các quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng và/ hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Người có quyền khiếu nại: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).

Đối tượng của khiếu nại: Đối tượng khiếu nại trong tố tụng hình sự là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và/hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Những hình thức biểu hiện này gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Thời hiệu khiếu nại: “Thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại” (Điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Bộ luật Tố tụng hình sự xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc trách nhiệm của người đứng đầu các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Chủ thể có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo.Các trường hợp còn lại, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định các chủ thể: Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp khi có khiếu nại trong giai đoạn điều tra -truy tố, Chánh án Tòa án nhân dân các cấp trong giai đoạn xét xử. Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại không thể đồng thời là người bị khiếu nại, nói cách khác, người bị khiếu nại không có quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi, quyết định tố tụng của chính mình.

Thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự: Theo quy định tại các Điều từ 329 đến Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự, có thể chia thành hai loại mô hình giải quyết khiếu nại đó là: thứ nhất, mô hình chỉ có sự tham gia của một loại cơ quan tiến hành tố tụng; thứ hai, mô hình có sự tham gia của hai loại cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, ở mô hình nào thì về mặt thủ tục cũng chia làm hai trình tự:
- Khiếu nại cấp I: Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại ở cấp I có thể khiếu nại tới cấp II.
- Khiếu nại cấp II: Quyết định giải quyết khiếu nại ở cấp II là quyết định giải quyết cuối cùng.
Các loại mô hình trên đều có chung thời hạn giải quyết khiếu nại là bảy ngày (đối với khiếu nại cấp I) và mười lăm ngày (đối với khiếu nại cấp II).

Nguồn: http://repository.vnu.edu.vn


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].