Không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xử phạt thế nào?

Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

Hỏi: Tuần trước, trên đường đi làm về, tôi có gặp một người đàn ông nằm bất tỉnh trên đường hơi thở rất yếu, trên người dính đầy máu. Vì là đoạn đường khá vắng vẻ và lúc tôi phát hiện ra người đàn ông đó thì không có ai nhìn thấy nên tôi rất sợ nếu như ở lại và bị ai đó nhìn thấy sẽ bị tình nghi là người gây án. Cuối cùng, tôi đã bỏ đi, không gọi cấp cứu đến và hôm nay tôi biết tin người đó chết.Vậy tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, tôi có phải chịu trách nhiệm gì không nếu như có người biết chúng tôi có đi qua đoạn đường đó và nhìn thấy tình hình nguy cấp của anh kia? (Hoàng Anh - Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hoài Thu - tổ tư vấn pháp luật hình sự công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Điều 102 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau: "1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

- Khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nếu xác định được người đàn ông đó ở trong tình trạng như vậy là do tai nạn giao thông gây ra. Cụ thể như sau: "3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu; b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ”.

Đối với trường hợp của anh/chị, tuy anh/chị không trực tiếp gây ra tình trạng hiện tại cho người đàn ông kia, nhưng hành vi bỏ mặc không cứu giúp của anh trai chị dẫn đến hậu quả là người đàn ông đó chết. Tức là anh/chị không trực tiếp nhưng lại gián tiếp gây ra cái chết cho người đàn ông kia, vì nếu anh/chị gọi xe cứu thương hoặc mang người đàn ông đó đến bệnh viện có thể là người đàn ông đó không chết. Dù vô ý hay cố ý gây ra cái chết cho người đàn ông kia thì theo quy định trên bạn đã xâm phạm đến tính mạng của người đàn ông kia. Vì vậy, anh/chị có thể bị coi là tội phạm.

Như vậy, hành vi của anh/chị nhẹ thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong trường hợp người đàn ông đó bị tai nạn giao thông và có yêu cầu anh trai chị giúp nhưng anh trai chị không làm nặng có thể bị xử phạt hình sự với hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù với mức tối đa là năm năm.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.