Lời khai của người làm chứng

Lời khai của người làm chứng liên quan trực tiếp tới việc giải quyết vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan ca vụ án.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Căn cứ pháp lý về lời khai của người làm chứng

Điều 91. Lời khai của người làm chng

1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trà lời những câu hòi đặt ra.

2. Không được dùng làm chúng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Khái niệm về lời khai của người làm chứng

Lời khai của người làm chứng là sự trình bày bằng miệng của người làm chứng về những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án hình sự, về đặc điểm nhân thân của người bị buộc tội, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Pháp luật Tố tụng Hình sự nhiều nước trên thế giới đều quy định về ngun chứng cứ này, bi lẽ người làm chứng nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cành phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại... Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan ca vụ án.

Nếu người làm chứng không nói rõ được do đâu mà họ biết được những tình tiết khách quan của vụ án hình sự, biết về những tình tiết đó trong hoàn cảnh nào, họ trực tiếp biết hay nghe ai nói lại, nếu nghe nói lại thì nghe ai nói, ở đâu... thì những tình tiết do người đó trình bày không được dùng làm chứng cứ.

Quy định về người làm chứng trong những Bộ luật trước đây

Trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam, Điều 714 Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) lần đầu tiên đã quy định về người làm chứng: "Những người làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng là người thân tình hay có thù oán, thì không cho phép ra làm chứng. Nếu những người ấy giấu giếm ra làm chứng, thì khép vào tội không nói đung sự thực. Hình quan, ngục quan biết mà dung túng việc đó đều bị tội" .

Trong Bộ luật hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc kỳ dưới thời Pháp thuộc, người làm chứng được quy định tại các điều 20 - 30. Điều 20 Bộ luật quy định: "Phàm người chứng đã liệt danh trong đơn khống và các người mà quan thẩm phán liệu nghĩ đến chất vấn trong khi thẩm cứu, thì đều phải bị đòi gọi đến Tòa án để chất vấn" . Nghĩa vụ của người làm chứng được quy định tại Điều 22: "Phàm người chứng đã bị chiếu lệ đòi gọi, không có cớ gì hợp lẽ mà tự ý không đến hầu trước Tòa sơ cấp nghĩ xử việc vi cảnh, hoặc trước Tòa án tỉnh, hoặc trước Tòa đệ tam cấp hoăc trước quan thẩm cứu, thì có thể bị ép bắt phải đến hầu, và vì cớ không đến hầu phải bị xử phạt bạc từ 1 đồng đến 5 đồng, và phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày, hoặc hai thứ chỉ phải chịu một.

Trước khi Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 ra đời, trong pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đã có những văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như công văn số 98-NCPL ngày 02/03/1974 của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho các Tòa án địa phương đề cập việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng. Công văn đã phân loại những người làm chứng thành hai loại: Loại nhân chứng trực tiếp là người nghe và thấy khi việc phạm pháp xảy ra và loại nhân chứng gián tiếp là người không nghe thấy trực tiếp mà nghe nói lại.

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta đã dựa trên những căn cứ (tiêu chí) nhất định để phân loại người làm chứng. Việc phân loại người làm chứng thành các nhóm khác nhau dựa trên cơ sở một căn cứ xác định nhằm phục vụ cho việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng có hiệu quả hơn. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng trên thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng các cách phân loại dựa trên tiêu chí độ tuổi, quốc tịch, ngôn ngữ, nguồn gốc sự hiểu biết các tình tiết có liên quan đến vụ án, sự liên quan đến vụ án hình sự, quan hệ với bị can, bị cáo, đặc điểm thể chất, tinh thần, trình độ học vấn...

Kiểm tra, đánh giá lời khai của người làm chứng

Trong điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, phải chú ý cả những yếu tố khách quan lẫn những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới mức độ chính xác trong lời khai của người làm chứng: thời gian người làm chứng tri giác sự kiện, hiện tượng ngắn; khoảng thời gian từ khi tri giác sự kiện, hiện tượng cho đến khi cung cấp lời khai cho các cơ quan tiến hành tố tụng quá lâu; khoảng cách từ người làm chứng đến đối tượng được tri giác quá xa; điều kiện thời tiết không thuận lợi cho việc tri giác như sương mù, mưa, gió...); những kẻ phạm tội đã cố ý ngụy trang vấn đề mà người làm chứng đã nhận biết, tri giác; người làm chứng có mối quan hệ gia đình, công tác... với bị can, bị cáo hoặc người bị hại; một số giác quan của người làm chứng có khuyết tật; người làm chứng không chú ý đến sự kiện, hiện tượng đã tri giác... Trong trường hợp lời khai của những người làm chứng về cùng một sự kiện, hiện tượng có mâu thuẫn với nhau, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ mâu thuẫn đó, chứ không được áp đặt, suy diễn theo ý chí chủ quan.

Khuyến nghị:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].