Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến hình thành tội phạm?

Những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống có thể tác động rất mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân như những tác động xấu từ gia đình, nhà trường,...

Cá nhân chịu sự tác động của môi trường có thể là tác động tốt, có thể là tác động xấu nhưng ở đây, để tìm hiểu những nguyên nhân do môi trường tác động ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Xét theo phạm vi chúng ta có thể chia những nhân tố này ra thành hai nhóm đó là: Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên và môi trường xã hội vĩ mô.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, về các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên bao gồm:

+ Môi trường gia đình: Gia đình là nơi cá nhân sinh ra và chung sống trực tiếp trong khoảng thời gian liên tục và lâu dài. Gia đình có ảnh hưởng nhất trong việc hình thành nhân cách cá nhân trong thời kì thơ ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước hành vi (bao gồm cả hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ các thành viên trong gia đình mà nó có thể quan sát. Vì vật các thành viên trong gia đình đóng một vai trò rất lớn trong giáo dục nhân cách của trẻ, rèn luyện cho trẻ những đức tính tốt.

+ Môi trường trường học: Quá trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của cá nhận dần dần mở rộng phạm vi, không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu sang môi trường khác trong đó có môi trường trường học.

Do đó nếu trong môi trường trưởng học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.

Những nhân tố không lành mạnh đó có thể kể đến như: kỷ luật trường học lỏng lẻo, chơi với các bạn không tốt bị rủ rê, lôi kéo vào con đường xấu, một số ít cán bộ, công nhân viên nhà trường còn không gương mẫu có lối sống không lành mạnh, thiếu đạo đức, trong hành xử vói học sinh (hoặc sinh viên) thậm chí lôi kéo các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có hành vi dụ dỗ học sinh nữ vào quan hệ tình dục khi các em còn nhỏ tuổi, dụ dỗ các em môi giới mại dâm...

+ Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú: Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn, lối sống cũng như những phẩm chất đạo đức cá nhân. Nếu sống trong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có nhiều người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn nhau thậm chí sa đà vào ma tuý, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là môi trường xâu tiêm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản lĩnh, không vững vàng dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thứ hai, môi trường xã hội vĩ mô:

Môi trường xã hội vĩ mô cũng có vai trò quan trọng trong việc tác động hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân.

Môi trường xã hội vĩ mô cũng có vai trò quan trọng trong việc tác động hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân.

Có thể liệt kê một số nhân tố sau: Có thể liệt kê một số nhân tố sau:

+ Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng xã hội...

+ Tác động của chính sách, pháp luật: Nhân tố không thuận lợi từ chính sách, pháp luật được coi là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là do quy định của chính sách, pháp luật còn lỏng lẻo, sơ hở, chưa chặt chẽ hoặc không công bằng, thiếu thoả đáng... Ví dụ: Quy định về quản lí tài sản công lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân nảy sinh lòng tham và có hanh vi chiêm đoạt tài sản công.

+ Họat động của các cơ quan quản lí trong các lĩnh vực còn chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết trong xử lí vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong xử lí vi phạm, tội phạm còn chưa thực sự hiệu quả.

+ Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động từ trào lưu văn hoá ngoại lai không lành mạnh...

Khuyến nghị:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].