Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Hiến pháp quy định không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự

Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự:

‘‘Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế".

Một là, bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp.

Bộ luật Tố tụng hình sự cụ thể nguyên tắc này của Hiến pháp trong tố tụng hình sự.

Nguyên tắc này đòi hỏi, quá trình tố tụng hình sự phải đảm bảo: Mọi cá nhân đều có vị trí như nhau trong tố tụng hình sự, không có sự phân biệt, đối xử giữa những người phân biệt đôi xử theo các dấu hiệu nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội và các dấu hiệu khác. Bình đẳng phải được đảm bảo giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, giữa những người tham gia tố tụng khác.

Bình đẳng thể hiện trong việc có quyền ngang nhau trong việc đưa ra chứng cứ và yêu cầu, bình đẳng trong quyền nghĩa vụ trọng quá trình giải quyết vụ án nói chung và tại tòa án nói riêng.

Hai là, bình đẳng trong tố tụng hình sự có thể hiểu theo hai nghĩa:


Theo chiều ngang là đối xử như nhau với những người có địa vị, điều kiện hoàn cảnh như nhau.

Theo chiều dọc, đối xử khác nhau với những người có điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Chính vì vậy, trong Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định đặc biệt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội, người là đại biểu các cơ quan dân cử như đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Đây là những đối tượng có nhiều điểm đặc biệt cần có thủ tục đặc biệt. Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp quy định không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội. Bộ luật hình sự 2015 bổ sung quy định áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

Chính vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng bổ sung quy định: mọi pháp nhân dù là thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.. .đều bình đẳng trước pháp luật.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].