Nguyên tắc tôn trọng và bảo về quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Quyền con người là khái niệm rộng, nó được cụ thể hóa trong lĩnh vực tố tụng hình sự baọ gồm các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền được xét xử bởi tòa án công bằng độc lập.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định của pháp luật về nguyên tắc tôn trọng và bảo về quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Điều 8 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về nguyên tắc tôn trọng và bảo về quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân:

‘‘Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiệt của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đối những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không cần cần thiết".

Phân tích nguyên tắctôn trọng và bảo về quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Thứ nhất, tố tụng hình sự là hoạt động đặc biệt của Nhà nước mà ở đó, quyền con người có nguy cơ bị xâm phạm từ nhiều phía và để lại hậu quả rất nghiêm trọng.

Quyền con người là khái niệm rộng, nó được cụ thể hóa trong lĩnh vực tố tụng hình sự baọ gồm các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền được xét xử bởi tòa án công bằng độc lập. khách quan, quyền được bào chữa, quyển không bị buộc đưa ra chứng cứ chống lại chính mình... Đối tượng bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự có thể người bị tình nghi, bị can, bị cáo, bị hại, người làm chứng... .

Thứ hai, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân đòi hỏi trong quá trình tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng các quyền con người của cá nhân.

Các biện pháp thu thập chứng cứ, cưỡng chế trong tố tụng hình sự như giữ người, tạm giam, khám xét chỉ được áp dụng khi cần thiết và phải có căn cứ, đúng thẩm quyền thủ tục luật định. Nghiêm cấm hành vi tùy tiện xâm phạm đến quyền con người trong tố tụng hình sự.

Thứ ba, nguyên tắc này đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, tính hợp lý và sự cần thiết của những biện pháp đã được áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy không có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiêt nữa. Những người tiến hành tố tụng không được tiến hành các hoạt động tố tụng gây thiệt hại vê thể chất, đạo đức và các thiệt hại khác đối với những người tham gia tố tụng hình sự.


Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].