Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Những quyết định, yêu cầu của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân chấp hành nghiêm chỉnh.

Chánh án và phó Chánh án Tòa án là một chức danh tố tụng. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án như sau:

1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử;

b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự;

..................

4. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.


Chánh án và nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm

Chánh án là một chức danh tố tụng

Chánh án Tòa án đảm trách thực hiện hai nhóm nhiệm vụ bao gồm những nhiệm vụ của người đứng đầu Tòa án và người chịu trách nhiệm lớn nhất trong chỉ đạo điều hành hoạt động giải quyết vụ án hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự đã phân định rất rõ ràng, cụ thể hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm này.

Với tư cách người đứng đầu người đứng đầu cơ quan tố tụng -Toà án trong tố tụng hình sự, Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Chánh án sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn đối với toàn bộ các quyết định của mình, đặc biệt liên quan đến việc phân công, thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước phiên tòa.

Bộ luật Tố tụng hình sự cũng có quy định cụ thể các trường hợp bắt buộc phải thay đổi hoặc thay quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.

Tuy nhiên, để làm tránh cách hiểu khác nhau, cần có hướng dẫn cụ thể về những trường hợp nào thì Chánh án quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa trước phiên tòa, để hoạt động tố tụng của Tòa án diễn ra thuận lợi hơn.

Khi trực tiếp tiến hành giải quyết vụ án hình sự.Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam; quyết định xử lý vật chứng; quyết định chuyển vụ án; cấp, thu hi giấy chứng nhận cho người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án.


Phó Chánh án Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm

Phó Chánh án Tòa án là một trong những chức danh tố tụng.

Mối quan hệ giữa Chánh án và Phó Chánh án Tòa án trong tổ tụng hình sự là mối quan hệ tố tụng.

Mối quan hệ đó do Bộ luật Tố tụng hình sự điều chỉnh. Khi Chánh án Tòa án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án.

Việc ủy nhiệm đó phải được thục hiện bằng văn bàn và phải thông báo cho các ngành hữu quan biết việc ủy nhiệm đó.

Khi đã được ủy nhiệm thì Phó Chánh án được thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Tòa án. Phó Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định đối với Chánh án khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự.


Kết luận về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án

Điều luật đang được nói đến và bình luận là điều luật mới. Điều luật này đã ghi nhận chức danh Chánh án và Phó Chánh án Toà án trong Bộ luật tố tụng hình sự; quy định những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án và Phó Chánh án Toà án trong tố tụng hình sự.

Những quyết định, yêu cầu của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân chấp hành nghiêm chỉnh.

Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].