Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đóng vai trò là người buộc tội. Quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát được thể hiện bằng bản Cáo trạng và Kiểm sát viên là người trực tiếp bảo vệ cáo trạng tại phiên tòa.

Điều 37 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 (BLTTHS) quy định tương đối đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố vụ án đến giai đoạn thi hành bản án. Tuy nhiên trong bài này chỉ đề cập đến giai đoạn xét xử.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Trước khi vào phiên giai đoạn chuẩn bị xét xử, Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ để chuẩn bị đề cương xét hỏi, bản luận tội và đặc biệt quan trọng là chuẩn bị tốt cho việc tranh luận tại phiên tòa. Trước khi mở phiên tòa “Nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự, thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án” (Điều 181).

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đóng vai trò là người buộc tội. Quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát được thể hiện bằng bản Cáo trạng và Kiểm sát viên là người trực tiếp bảo vệ cáo trạng tại phiên tòa. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Kiểm sát viên cần nắm chắc toàn bộ tiến trình điều tra vụ án và những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Việc chuẩn bị tốt cho việc tranh tụng tại phiên tòa có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên.
Kiểm sát viên có quyền quyết định việc rút một phần (hoặc toàn bộ cáo trạng) hoặc kết luận về một tội khác nhẹ hơn tại phiên tòa (Điều 221).


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].