Phạm nhân thi hành án án phạt tù có phải lao động không?

Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân có phải lao động không? Việc tổ chức lao động và sử dụng kết quả lao động của họ được thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi mà có lẽ nhiều rất người thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên.

Luật thi hành án hình sự năm 2010 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 quy định về việc trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được tổ chức lao động để giáo dục, cải tạo ở điều 29.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý

Điều 29, Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định chế độ lao động của phạm nhân như sau:

“1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.
3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động”.

Như vậy, trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được tổ chức lao động để giáo dục, cải tạo.

Việc tổ chức lao động và sử dụng kết quả lao động của họ được thực hiện như thế nào?

Thứ nhất việc tổ chức lao động để giáo dục, cải tạo đối với phạm nhân phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng.

- Được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.

- Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 8 giờ trong một ngày.

- Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá hai giờ trong một ngày.

- Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khỏe và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.

- Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tùy theo mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sỏ chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn họặc giảm thời gian lao động.

Thứ hai, về kết quả lao động của phạm nhân, theo Điều 30 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định:

Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ chi phí vật tư, nguyên liệu, tiền công thuê lao động bên ngoài; chi phí điện, nước; tiền ăn thêm do lao động nặng nhọc, độc hại theo ngành, nghề ngoài tiền ăn của phạm nhân theo tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước cấp; tiền bồi dưỡng cho phạm nhân làm thêm giờ hoặc làm ngày nghỉ; khấu hao tài sản, chi phí quản lý trực tiếp cho hoạt động lao động của phạm nhân, được sử dụng như sau:

- Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;

- Lập quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;

- Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;

- Chi thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động;

- Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân.

Thứ ba, phạm nhân được gửi số tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, làm trong ngày nghỉ, tiền thưởng do có thành tích trong lao động cho thân nhân hoặc gửi trại giam quản lý, được sử dụng theo quy định hoặc được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.

Thứ tư, việc thu, chi từ hoạt động lao động, học nghề của phạm nhân phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính.

Trại giam phải mở sổ sách kế toán và việc ghi chép, hạch toán nghiệp vụ thu, chi tài chính phát sinh, báo cáo tài chính phải thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Mọi khoản thu, chi từ hoạt động lao động, học nghề của phạm nhân được phản ánh qua hệ thông sổ sách tài vụ, kế toán của trại giam.

Trại giam có trách nhiệm tập hợp đầy đủ các chi phí vật tư, nguyên liệu, tiền công thuê lao động bên ngoài; chi phí điện, nước; tiền ăn thêm do lao động nặng nhọc, độc hại theo ngành, nghề ngoài tiền ăn của phạm nhân theo tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước cấp; tiền bồi dưỡng cho phạm nhân làm thêm giờ hoặc làm ngày nghỉ; khấu hao tài sản, chi phí quản lý trực tiếp cho hoạt động lao động của phạm nhân vào giá thành sản phẩm và lập báo cáo tổng hợp, báo cáo thuyết minh chi tiết về kết quả thu, chi từ hoạt động lao động của phạm nhân gửi về cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo kết quả thu, chi từ hoạt động lao động của phạm nhân và báo cáo cơ quan quản lý tài chính Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].