Phạm vi điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 2 là một điều luật mới được bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng hình sự, nói cách khác xác định nội dung mà Bộ luật Tố tụng hình sự điều chỉnh.

 Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198


Quy định của pháp luật

Điều 2 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

‘‘Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tụctiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tụcthi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợptác quốc tế trong tố tụng hình sự."

Tố tụng hình sự là gì?

Tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Đó là toànbộ các hoạt động của cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiên hành tổ tụng, người tham gia tổtụng, của cá nhân, cơ quan khác của nhà nước và tổ chức xã hội góp phần vào việc giảiquyết vụ án hình sự. Tố tụng hình sự được điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luậtđược thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó có Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đây làvăn bản quy phạm pháp luật quan trọng của Nhà nước ta, điều chỉnh toàn bộ quá trình tốtụng hình sự và các giai đoạn của nó. Đó là trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xửvà thi hành án hình sự.

Nội dung quy phạm tố tụng hình sự

Các quy phạm trong Bộ luật Tố tụng hình sự trước hết quy định các nguyên tắc của tố tụnghình sự Việt Nam. Đó chính các quan điểm, tư tưởng có tính chất là nền tảng, chỉ đạo địnhhướng và xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn ápdụng nó.

Hoạt động tố tụng hình sự

Hoạt động tố tụng hình sự, được chia thành các giai đoạn và ở mỗi giai đoạn do nhiều chủthể thực hiện. Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của Bộ luật Tố tụng hình sự là quy định, chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó, các hành vi và quyếtđịnh được đưa ra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án,mối quan hệ giữa các cơ quan đó; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng,Phó Thủ trưởng các Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểmsát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa.

Bộ luậtTố tụng hình sự cũng quy định quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng có lợiích của mình trong tố tụng hình sự (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngươi bị hại, nguyênđơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án), cùa nhữngngười bào chữa và những người đại diện cho những người tham gia tố tụng; quy định quychế pháp lý của các chủ thể khác của tố tụng hình sự: người làm chứng, người giám định,người phiên dịch và những người khác tham gia quá trình giải quyết vụ án hình sự, của cáccơ quan, tổ chức và công dân.

Quá trình tố tụng hình sự

Quá trình tố tụng hình sự là hệ thống trong đó có nhiều chủ thể tham gia và các chủ thể nàyluôn có mối quan hệ vừa phối hợp, vừa chế ước lẫn nhau. Chính vì thế, điều chỉnh mốiquan hệ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng là đối tượng điềuchỉnh quan trọng của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đó có thể là mối quan hệ phối hợp, chế ướcgiữa các cơ quan tiên hành tố tụng, mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vớinhững người tham gia tố tụng.

Ví dụ mối quan hệ giữa cơ quan Điều tra với người bàochữa, với bị can, bị cáo.

Vai trò luật tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự là luật thủ tục, trong đó quy định trình tự, cách thức giải quyết vụ ánhình sự, và thực hiện các hoạt động tố tụng như hoạt động điều ta, truy tố, xét xử và thihành án hình sự.

Do vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự phải quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận,giải quyết tin báo vể tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nóiđến thủ tục là nói đến các bước tiến hành các hoạt động tố tụng, nói đến thẩm quyền thựchiện và giấy tờ, tài liệu với tư cách là hình thức thể hiện của các hoạt động tố tụng đó.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằmmục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằmmục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồnđáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm củatác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ làquan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụviệc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everestqua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].