Phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội phạm được phân thành 04 loại cụ thể.

Theo quy định tại điều 9, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), phân chia 4 loại tội phạm bao gồm: Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về phân loại tội phạm

Trước đây Bộ Luật hình sự năm 1999 đưa việc phân loại vào Điều 8 khái niệm tội phạm. Tuy nhiên quy định này vô hình dung gây ra sự nhầm lẫn về thuộc tính của tội phạm, bởi các loại tội phạm chỉ là việc phân hóa mức độ chịu trách nhiệm hình sự, là sự chi tiết hóa cho một hành vi khi bị xem là cấu thành tội phạm.Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), quy định về phân loại tội phạm tại Điều 9, phân chia 4 loại tội phạm bao gồm: Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.

Việc phân loại tội phạm được xem xét dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Theo đó tùy vào mức độ mà áp dụng loại hình phạt tương thích, đảm bảo được tính răn đe cũng như yếu tố giáo dục.

Việc phân loại tội phạm có ý nghĩa to lớn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Trách nhiệm hình sự của các chủ thể vi phạm được xác định ngay tại giai đoạn đầu và từ đó định hướng được các chế tài xử lý phù hợp.

Sự phân hóa các loại tội phạm được thực hiện theo tính chất nghiêm trọng tăng dần và tương ứng với đó là loại hình phạt và mức khung hình phạt cũng tăng dần. Nếu trước đây việc phân loại hình phạt và khung hình phạt để áp dụng cho mỗi loại tội phạm được thực hiện theo phương thức áp mức tối đa thì hiện nay các nhà làm luật đã liệt kê một cách chi tiết, rõ ràng giúp việc vận dụng luật được thuận tiện hơn.

Tương tự chủ thể là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại khi có các hành vi xâm phạm các mối quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ cũng phải chịu những chế tài tương ứng với từng loại tội phạm nhất định.


Thứ nhất, tội phạm ít nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.


Thứ hai, tội phạm nghiêm trọng.

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.


Thứ ba, tội phạm rất nghiêm trọng.

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.


Thứ tư, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].