Pháp luật quy định thế nào về việc hỏi bị cáo trong quá trình tranh tụng?

Việc quyết định hỏi riêng hay chung của từng bị cáo do Chủ tọa phiên tòa quyết định. Những người có quyền hỏi bị cáo bao gồm Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa,...

Bị cáolà người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Căn cứ pháp lý về việc hỏi bị cáo:

Điều 309. Hỏi bị cáo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

“1.Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai cùa bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.

2. B cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạnq và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Kim sát viên hỏi bị cáo về những chứng c, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, g tội và những tình tiết khác của vụ án.

Người bào cha hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đ vật liên quan đến việc bào cha và tình tiết khác của vụ án.

Người bo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyển và lợi ích của đương sự.

Những người tham gia tổ tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm v những tình tiết liên quan đến họ.

3. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ca bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vẩn đề có liên quan đến bị cáo.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Nội dung và phương thức xét hỏi bị cáo

Tại phiên tòa từng bị cáo được xét hỏi riêng về hành vi phạm tội của mình, về các tình tiết khác của vụ án mà bị cáo biết được.

Trong các vụ án đồng phạm hoặc có nhiều bị cáo, thì khi xét hỏi các bị cáo đều ở trong phòng xử án. Mỗi bị cáo được hỏi về hành vi, động cơ, mục đích,... của họ trong việc thực hiện tội phạm. Phải hỏi riêng từng bị cáo, không thể hỏi chung cùng một lúc các bị cáo.

Nếu thấy lời khai của bị này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa cần cách ly các bị cáo khác khi xét hỏi. Người bị cách ly cần được đưa ra khỏi phòng xử án để không nghe được lơi khai của bị cáo sắp được xét hỏi. Sau khi trở lại phòng xử án, chủ tọa phiên tòa phải thông báo cho bị cáo bị cách ly biết nội dung lời khai cùa người được hỏi trong thời gian bị cáo đó vắng mặt.

Bị cáo bị cách ly có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm bị cáo đã được xét hỏi những vấn đề mà người đó đã khai.

Khi bắt đầu hỏi mỗi bị cáo thì chủ tọa phiên tòa hỏi họ xem họ đã khai như thế nào về nội dung bản cáo trạng, tức họ có nhận là có tội như đã bị truy tố hay không. Sau đó, chủ tọa phiên tòa hỏi về các tình tiết của vụ án và họ được trình bày những tình tiết mà họ thấy cần thiết.

Nếu thấy lời khai của họ chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn thì những người được quy định tại khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quyền hỏi hoặc đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm. Cách xét hỏi này nhằm đảm bảo cho bị cáo được chủ động khai báo, tránh tình trạng những người có quyền hỏi có thể đặt ra ngay những câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung đối với bị cáo.

Các quyền của bị cáo

Tại phiên tòa bị cáo có quyền im lặng không khai báo để thực hiện quyền bào chữa của mình. Hội đồng xét xử có thể giải thích, động viên để bị cáo khai báo, nhưng không được ép buộc, dọa dẫm họ, buộc họ phải khai báo.

Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự thực hiện việc xét hỏi bằng cách công bố lời khai cùa bị cáo đó tại Cơ quan điều tra, hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Khuyến nghị:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].