Phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiên phạm tội

Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Nguyên nhân và điều kiện phạm tội là một trong những đôi tượng nghiên cứu của ngành khoa học về tội phạm hay còn gọi là tội phạm học. Mỗi tội phạm đã được thực hiện đều có những nguyên nhân và điều kiện nhất định.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Quy định của pháp luật về phát hiện nguyên nhân, điều kiện phạm tội

Điều 6 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

‘‘1. Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
2. Cơ quan, tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng".

So sánh với quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

Quy định tại Điều 6 Bộ luật năm 2015 vốn là quy định tại Điều 27 của Bộ luật năm 2003 năm trong chương Những nguyên tắc cơ bản, nhưng lần này các nhà làm luật đã đảo lên đầu để quy định này nằm trong chương I Phạm vi điều chỉnh, hiệu lực và nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Nguyên nhân và điều kiện phạm tội là một trong những đôi tượng nghiên cứu của ngành khoa học về tội phạm hay còn gọi là tội phạm học. Mỗi tội phạm đã được thực hiện đều có những nguyên nhân và điều kiện nhất định. Khi một tội phạm đã được thực hiện, các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự một cách chính xác, nhanh chóng và công minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Ngoài hoạt động nói trên, các cơ quan tiến hành tố tụng còn có trách nhiệm phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội, bởi lẽ việc làm đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đôi với đấu tránh phòng ngừa và chống tội phạm.

Loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội là rất cần thiết để tạo dựng một xã hội lành mạnh, ổn định và có trật tự. Do đó trong quá trình giải quyết vụ án, đòi hỏi phải giải quyết đồng thời việc phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội với tư cách là yếu tố bên trong phát sinh ra tội phạm và môi trường, điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài.

Nội dung của quy địnhvề phát hiện nguyên nhân, điều kiện phạm tộinày như sau:

Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

Cơ quan, tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong thời hạn 15 ngày kê từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.


Khuyến nghị:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].