Phòng ngừa tội phạm: Trách nhiệm chung, lợi ích chung

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động chung của toàn xã hội, cần có sự hợp tác, đồng lòng thực hiện thông qua các chủ thể khác nhau: học là các nhân hoặc tổ chức theo trách nhiệm của mình có các hoạt động cụ thể nhằm không cho tội phạm xảy ra.

Cụ thể, các chủ thể này với những trách nhiệm khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau để thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm. Họ là:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Lực lượng công an nhân dân ( lực lượng an ninh nhân dân, lực lượng cảnh sát nhân dân):

Họ là các tổ chức, cá nhân không những có trách nhiệm thực hiện các hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm không phát sinh vi phạm và tội phạm mà còn có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (bao gồm cả an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng, an ninh thông tin) cũng như các tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội (như trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, an toàn vũ khí, vật liệu nổ, an toàn trong phòng cháy, chữa cháy,…).
Như vậy, lực lượng công an nhân dân có vai trò rất đặc biệt trong phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh lực lượng công an nhân dân còn có các lực lượng khác cũng trực tiếp tham gia các hoạt động tương tự như lực lượng kiểm lâm, bộ đội biên phòng, quản lí thị trường,…

2. Cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án:

Các tổ chức, cá nhân này có trách nhiệm trong đấu tranh chống tội phạm, thông qua hoạt động đấu tranh chống tội phạm các tổ chức, các nhân thực hiện phòng ngừa tội phạm. Đó là hoạt động điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Qua hoạt động này các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự góp phần ngăn chặn người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, “răn đe” người khác không thực hiện tội phạm cũng như góp phần phát hiện các “kẽ hở” là nguyên nhân của tội phạm để có biện pháp phòng ngừa.
Với trách nhiệm như vậy các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là chủ thể phòng ngừa tội phạm. Theo nghĩa đầy đủ, chống tội phạm còn bao gồm cả hoạt động thi hành án hình sự. Do vậy, chủ thể phòng ngừa tội phạm trong phạm vi các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đấu tranh chống tội phạm còn gồm các cơ quan thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự.

3. Cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương:

Họ bao gồm cả thanh tra chung và thanh chuyên ngành. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và qua đó phát hiện vi phạm và tội phạm. Thuộc về nhóm các cơ quan này còn có cơ quan kiểm toán nhà nước, họ có trách nhiệm trong việc chỉ đạo chống những nhóm tội nhất định như nhóm các tội phạm về tham nhũng, nhóm ác tội phạm về an toàn giao thông,…

4. Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành trung ương, ủy ban nhân dân các cấp cùng các ban, ngành của địa phương:

Họ là các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, trong việc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhiệm vụ kinh tế - xã hội liên quan trực tiệp đến nguyên nhân của tội phạm cũng như nhiệm vụ thực hiện các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu, khắc phục những “kẽ hở” của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

5. Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức công dân:

Các tổ chức, cá nhân này có trách nhiệm trong công tác giáo dục con người, trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh: giáo dục ý thức công dân, ý thức tôn trọng pháp luật cũng như ý thức phòng ngừa tội phạm của các thành viên thuộc phạm vi quản lí, giáo dục của mình. Các cấp chính quyền vừa trực tiếp có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật vừa có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

6. Các đơn vị chức năng thuộc ngành tư phát từ Bộ tư pháp đến các cơ sở, phòng tư pháp ở địa phương:

Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật là công an, viện kiểm sát và toà án cũng có nhiệm vụ tuyên truyên, giáo dục pháp luật về chống tội phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân cũng phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình trước nguy cơ trở thành nạn nhân của vi phạm và tội phạm. Qua các biện pháp quản lí, các biện pháp kĩ thuật cũng như các biện pháp đề phòng khác các chủ thể này có thể góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tội phạm.

Việc phân loại các chủ thể thực hiện hoạt động ngăn ngừa tội phạm này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn một cách rõ ràng, gần như là bao trùm hết các đối tượng tội phạm có thể xảy ra. Nhờ đó mà các chủ thể nắm được trách nhiệm của mình trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, mỗi bộ phận – một công việc, hoat động phòng ngừa tội phạm trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].