Quy định về khám nghiệm tử thi theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Trong trường hợp hiện trường có người chết thì phải tiến hành khám nghiệm tử thi. Quy định về khám nghiệm tử thi được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chặt chẽ tại điều 202.

Khám nghiệm tử thi là công việc đòi hỏi chuyên môn cao. Do đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc khám nghiệm từ thi phải do giám định viên pháp y tiến hành.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Ai có trách nhiệm khám nghiệm tử thi?

Khoản 1, điều 202, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“(1) Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến. Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi”.

Điều luật quy định về hoạt động khám nghiệm tử thi. Trong trường hợp hiện trường có người chết thì phải tiến hành khám nghiệm tử thi. Khám nghiệm tử thi là công việc đòi hỏi chuyên môn. Do đó, điều luật quy định việc khám nghiệm từ thi phải do giám định viên pháp y tiến hành.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y được quy định trong Luật giám định tư pháp năm 2012 (Điều 7) và hướng dẫn tại Thông tư số 02/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 15 tháng 01 năm 2014 quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần. Giám định viên pháp y phải là bác sĩ, dược sĩ đại học hoặc tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực giám định.

Hoạt động giám định của giám định viên pháp ý phải tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiềm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm từ thi.

Quy định về khám nghiệm tử thi đối với giám định viên kỹ thuật hình sự

Khoản 2, điều 202, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

"(2) Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định”.

Giám định viên kỹ thuật hình sự cố thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.

Theo luật Giám định tư pháp năm 2012, giám định viên tư pháp gồm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và giám định viên kĩ thuật hình sự.

Giám định viên kĩ thuật hình sự bao gồm: Giám định viên dấu vết đường vân; giám định viên dấu vết cơ học; giám định viên súng, đạn; giám định viên tài liệu; giám định viên cháy, nổ; giám định viên kĩ thuật; giám định viên âm thanh; giám định viên sinh học; giám định viên hóa học; giám định viên kĩ thuật số và điện tử.

Tiêu chuẩn, hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm giám định viên kĩ thuật hình sự được hướng dẫn tại thông tư 33/2014/TT-BCA ban hành ngày 05 tháng 08 năm 2014 quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kĩ thuật hình sự.

Luật quy định khám nghiệm tử thi như thế nào?

Khoản 3, khoản 4, điều 202, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“(3) Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. (4) Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết”.

Như vậy, khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản.

Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:


  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].