Quy định về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ

Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì? Thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ được pháp luật quy định như thế nào? Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục có những nhiệm vụ gì?

Luật thi hành án hình sự năm 2010, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 quy định chi tiết về việc thi hành án phạt cải tạo không giam giữ ở điều 73, điều 74.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì?

Theo điểm 6 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2010 thì thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nưóc theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ được pháp luật quy định như thế nào?

Thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 73 Luật thi hành án hình sự với những nội dung cụ thể sau:

Trong thòi hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến trụ sở Cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án.

Hồ sơ thi hành án bao gồm:

Bản án đã có hiệu lực pháp luật
Quyết định thi hành án
Cam kết của người chấp hành án
Các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ cho ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.

Trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ ngay khi hết thời hạn chấp hành án. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 74 Luật thi hành án hình sự), ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có 12 nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người cháp hành án.

2. Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án.

3. Yêu cầu ngưòi chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi ngưòi đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Biểu dương người chấp hành án có nhiều tiến bộ hoặc lập công.

5. Giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú.

6. Phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Toà án để sung quỹ nhà nước.

7. Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó.

8. Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị (Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện).

9. Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người chấp hành án khi người đó chuyển đi nơi khác.

10. Thực hiện thống kê, báo cáo Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án.

11. Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật.

12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
- Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].