Quy định về tội nhận hối lộ theo Bộ luật hình sự

Tội nhận hối lộ được quy định tại điều 354, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý của tội nhận hối lộ

Tội nhận hối lộ được quy định tại điều 354, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

“(1) Người nào lợi dụng chức vụ, quyển hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tố chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: (a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới ỉ00.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (b) Lợi ích phi vật chất. (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm … (6) Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”.

Như vậy, tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất khác) dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Về khách thể của tội phạm

Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm hại sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

Về mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

(i) Thủ đoạn phạm tội là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.

(ii) Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 2 loại hành vi:

- Hành vi 1: hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian.
- Hành vi 2: làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Trong 2 loại hành vi khách quan này thì hành vi (1) có thể thực hiện trước hành vi (2), tức là nhận của hối lộ rồi làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa. Nhưng hành vi (2) cũng có thể thực hiện trước hành vi (1), tức là làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận của hối lộ.

Nếu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận của hối lộ thì phải thỏa mãn điều kiện là có sự thỏa thuận trước mới cấu thành tội nhận hối lộ.

Nếu người phạm tội làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa mà cấu thành một tội độc lập thì ngoài tội nhận hối lộ họ còn bị truy tố thêm tội đã cấu thành.

(iii) Phương tiện phạm tội:

Tương tự như đối với tội tham ô, Bộ luật hình sự năm 2015 đã nâng mức định lượng giá trị tài sản trong tình tiết định tội và định khung tăng nặng của tội nhận hối lộ. Cụ thể:

- Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhận hối lộ trong khung định tội, Bộ luật hình sự năm 2015 đã tăng từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng (ở Bộ luật hình sự năm 1999) lên mức từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Nếu giá trị của nhận hối lộ dưới 2.000.000 đồng thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhận hối lộ trong khung tăng nặng, 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cho hình phạt từ 07 năm đến 15 năm, từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng lên mức từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng cho hình phạt từ 15 năm đến 20 năm, từ 300.000.000 đồng lên 1.000.000.000 đồng đối với hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Bộ luật hình sự năm 2015 còn bổ sung thêm tình tiết định khung tăng nặng đối với trường hợp “gây thiệt hại về tài sản" (chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999) với các mức định lượng giá trị như sau: gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng (phạt tù từ 07 năm đến 15 năm); gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đên dưới 5.000.000.000 đồng (phạt tù từ 15 năm đến 20 năm); gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên (phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).

Đồng thời, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm lợi ích phi vật chất vào cấu thành định tội danh này, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm nhận hối lộ và hối lộ.

Tội này hoàn thành một trong hai thời điểm: Nếu chủ động đòi hối lộ thì hoàn thành từ thời điểm đòi. Nếu không đòi hối lộ thì hoàn thành từ điểm nhận của hối lộ.

Về chủ thể của tội phạm

Là người có chức vụ quyền hạn ở khu vực Nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

Về mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Về hình phạt

Người phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 354 bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Các tình tiết tăng nặng:

Đối với các trường hợp phạm tội thuộc định khung tăng nặng, bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, ngoài việc nâng định mức giá trị tài sản nhận hối lộ, bổ sung tình tiết gây thiệt hại tài sản, Bộ luật hình sự năm 2015 còn sửa đổi tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” (theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999) thành “phạm tội từ 02 lần trở lên” nhằm nâng cao tính răn đe và hiệu lực của chế tài. Cụ thể, các trường hợp phạm tội sau thì bị phạt tù từ 07 đến 15 năm:

Có tổ chức;
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
Của hối lộ là tiền, tài sàn hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thù đoạn xảo quyệt.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:\

Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (theo Bộ luật hình sự năm 1999, mức phạt tiền đối với tội danh này được quy định từ một lần đến năm lần cửa hối lộ).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].