Quy định về tội trộm cắp tài sản theo bộ luật hình sự

Tội trộm cắp tài sản được quy định cụ thể ở Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng các thủ đoạn lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") như sau:

"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; (đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: (a) Có tổ chức; (b) Có tính chất chuyên nghiệp; (c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; (d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; (đ) Hành hung để tẩu thoát; (e) Tài sản là bảo vật quốc gia; (g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; (b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." (Điều 173 Bộ luật Hình sự).

Cấu thành tộ phạm của tội trộm cắp tài sản

(i) Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức hay của nhà nước, tác động đến các đối tượng là tài sản như vật, tiền.

(ii) Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản được thể hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản khi tài sản đó đang có chủ quản lý. hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội trộm cắp tài sản Đối với tài sản bị chiếm đoạt có giá trị lớn từ 2.000.000 đồng trở lên.

Đối với trường hợp một người thực hiện trộm cắp tài sản nhiều lần. Tuy nhiên mỗi lần trộm cắp giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng và không thuộc trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c và d, Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và trong đó chưa lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo tổng số giá trị tài sản các lần xâm phạm.

(iii) Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

(iv) Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản là tội phạm thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hình phạt đối với người phạm tội tội trộm cắp tài sản

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định cụ thể ở Điều 173 Bộ luật Hình sự.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội phạm trộm cắp tài sản:

Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Bài viết thực hiện bởi: luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].