Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 123 Luật thi hành án hình sự năm 2010.

Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chịu sự giám sát, giáo dục của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 123 Luật thi hành án hình sự, theo đó:

1. Về quyền:

Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không bị phân biệt đối xử, được giúp đỡ, tạo điều kiện học tập, lao động, vui chơi giải trí tại cộng đồng.

Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được Tòa án xem xét, quyết định chấm dứt chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước thòi hạn và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Về nghĩa vụ:

Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trân có các nghĩa vụ:

- Phải cam kết bằng văn bản với ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; tích cực thực hiện nghĩa vụ học tập, sửa chữa sai lầm, tu dưỡng, rèn luyện, tham gia lao động. Cam kết phải có ý kiến của người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên.

- Phải chịu sự giám sát, giáo dục của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.

- Ba tháng một lần làm bản tự kiểm điểm về việc thực hiện cam kết gửi Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp được giao giám sát, giáo dục.

- Trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải xin phép người trực tiếp giám sát, giáo dục.

Nhiệm vụ của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Theo quy định tại Điều 122 Luật thi hành án hình sự thì người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có các nhiệm vụ sau:

- Khi được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục, người trực tiếp giám sát, giáo dục phải chủ động gặp gỡ người chưa thành niên để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng và hướng dẫn người đó chấp hành tốt cam kết, các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

- Phối hợp với gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên và các tổ chức có liên quan nơi người chưa thành niên cư trú, học tập trong việc giám sát, giáo dục.

- Hàng tháng phải báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường đã phân công nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành của người chưa thành niên; kịp thời đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, xử lý khi người đó vi phạm pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].