So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người quản lý tài sản. Khác với tội cưỡng đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản.

Điều 172 Bộ luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau: "1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.".

Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau: "1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm…4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
1. Điểm giống nhau giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản

- Về Chủ thể: Chủ thể của hai tội này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Lỗi ở hai tội này đều là lỗi cố ý trực tiếp.

2. Điểm khác nhau giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản

a.Về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người quản lý tài sản. Đối tượng của tội phạm này là chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản và tài sản.

Khác với tội cưỡng đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng của tội phạm này là tài sản.

b. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản: Người phạm tội có hai loại hành vi là: đe doạ “sẽ” dùng vũ lực (không “tức khắc” như tội cướp tài sản) hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Những hành vi đó chưa đến mức khiến chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản bị tê liệt ý chí kháng cự. Tức là, người bị hại có thể không giao nộp tài sản nếu không muốn (có thể đi báo cơ quan Nhà nước, tìm cách khác…mà không cần giao tài sản ngay). Tuy nhiên, do lo sợ đến sự an nguy của mình, người thân mình nên đã nộp tài sản.

Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không sử dụng vũ lực mà chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội không cần tẩu thoát vì lợi dụng sự vướng bận của người quản lý, không thể đuổi bắt kịp. Sự vướng mắc của nạn nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan, như đang tắm sông, thiên tai, hoặc những hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn (không có biện pháp nào ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị ngươi phạm tội lấy đi một cách công khai).…Tuy nhiên, những sự vướng mắc này phải là do khách quan hoặc do người khác gây ra chứ không phải do người phạm tội gây ra.

Tội phạm hoàn thành khi kẻ phạm tội lấy được tài sản khỏi nơi cất giữ, không kể sau đó có giữ được hay không.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh -Công ty Luật TNHH Everest- Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198


c. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản: Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu không có mục đích này thì không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Mục đích này có thể hình thành trước hoặc trong khi có hành vi đe doạ “sẽ” dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác.

Mặt chủ quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích này chỉ có thể xuất hiện trước khi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản diễn ra

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest
Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail:[email protected].