So sánh tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp là những tội thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại chương XVIII Bộ luật Hình sự.

Dù cùng là những tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nhưng tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hai tội danh khác nhau nên có sự khác nhau cơ bản trong cấu thành tội phạm.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự) quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Điều 192 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả:

"1- Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: (a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; (c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; (d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: (a) Có tổ chức; (b) Có tính chất chuyên nghiệp; (c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; (đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (g) Làm chết người; (h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; (i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; (k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; (l) Buôn bán qua biên giới; (m) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: (a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; (b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; (c) Làm chết 02 người trở lên; (d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; (đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: (a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; (b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; (c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; (d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; (đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

Điều 226 quy định về tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp:

"1- Người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Có tổ chức; (b) Phạm tội 02 lần trở lên; (c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; (d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên; (đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: (a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; (b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; (c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

Khái niệm sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Sản xuất hàng giả,được hiểu là hành vi làm ( tạo ) ra những sản phẩm, hàng hóa có nhãn hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa giống như những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hóa giả chất lượng, công dụng. Buôn bán hàng giả, được hiểu là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật.

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, được hiểu là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Điểm khác nhau giữa tội sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

(i) Về mặt khách quan:

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả: thể hiện ở các hành vi sản xuất ra các loại hàng giả làm cho người mua bị nhầm lẫn hoặc lừa dối người mua để thu lợi bất chính. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ bị truy cứu khi số lượng hàng giả tương đương với số lượng hàng thật và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc nếu dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt về hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc các hành vi như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm,sản xuất, tang trữ, vận chuyển buôn bán hàng giả lương thực, thực phẩm, thuốc men….( quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200của Bộ luật Hình sự )…

- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi dung các thủ đoạn khác nhau nhằm chiếm đoạt hoặc cố ý sử dụng bất hợp pháp các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ( gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam). Việc chiếm đoạt này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đề chiếm đoạt. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ cấu thành tội phạm nếu hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích hay đạt tới quy mô thương mại…

(ii) Về đối tượng tác động:

- Tội sản xuất buôn bán hàng giả: đối tượng hướng tới là hàng giả. Cụ thể, theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch Số 10/2000/TTLT-BTM-BCA-BKHCNMT hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của thủ tướng chính phủ về đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng giả. Những sản phẩm hàng hóa có một trong những dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:

Hàng giả chất lượng hoặc giả công dụng gồm hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc có giá trị sử dụng nhưng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi, công dụng của nó. Hàng hóa đưa thêm tạp chất, phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì, không có hoặc không đủ các loại chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì. Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường…

Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: hàng hóa có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Hàng hóa có nhãn hiệu hoặc có bao bì mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ. Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

Giả về nhãn hàng hóa: hàng hóa có nhãn hàng giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hóa của cơ sở khác đã công bố. Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất lượng hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dung, nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xóa, ghi không đúng thời hạn để lừa dối khách hàng.

- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: đối tượng bị xâm hại bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng, chỉ dẫn địa lí

(iiI) Về mặt khách thể:

- Tội mua bán sản xuất hàng giả: khách thể là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lí chất lượng, lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường và đảm bảo quyền lợi của người sản xuất (hàng thật) và người tiêu dùng.

- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: khách thể là trật tự quản lí kinh tế, sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, những giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của hàng hóa của các doanh nghiệp được nhà nước Việt Nam bảo hộ.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: [email protected].