Sự tham gia của người định giá tài sản trong Tố tụng hình sự?

Người định giá tài sản được quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Theo khoản 1 Điều 69 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
  Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý về quy định của người định giá tài sản


Người định giá tài sản được quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (gọi tắt là ‘BLTTHS”), như sau:

"1- Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

2- Người định giá tài sản có quyền:a- Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;b- Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;c- Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;d- Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;đ- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3- Người định giá tài sản có nghĩa vụ:a- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;b- Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;c- Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.

4- Người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối tham gia định giá mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

5- Người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:a- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;b- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;c- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

6. Việc thay đổi người định giá tài sản do cơ quan yêu cầu định giá tài sản quyết định."


Bình luận về quy định của Người định giá tài sản tại Bộ luật này

Thứ nhất, định giá tài sản là quá trình ước tính giá trị mà một tài sản đó có. Định giá tài sản có thể được thực hiện trên nhiều loại tài sản, ví dụ như: các đầu tư trên các chứng khoán thị trường như cổ phiếu, tùy chọn, doanh nghiệp kinh doanh, hoặc tài sản vô hình chẳng hạn như bằng sáng chế và thương hiệu, hoặc trách nhiệm pháp lý như trái phiếu được phát hành bởi một công ty. Việc định giá tài sản đòi hỏi người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người định giá tài sản là người tham gia tố tụng. Việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người định giá tài sản bằng một điều luật là điểm mới hoàn toàn của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Thứ ba, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người định giá tài sản. Điều này giúp cho việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người định giá tài sản, cũng như minh bạch hóa hoạt động định giá tài sản trong hoạt động tố tụng hình sự.

Thứ tư, theo khoản 2 điều luật được bình luận, người định giá tài sản có quyền sau:
  1. Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;
  2. Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;
  3. Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
  4. Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;
  5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối tham gia định giá mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự tại điều 382 Bộ luật hình sự năm 2015.

Thứ sáu, để đảm bảo tính khách quan của việc giám định, Bộ luật Tố tụng hình sự còn quy định
những trường hợp cụ thể người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi. Theo khoản 5 Điều luật đang được bình luận, người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

Việc thay đổi người định giá tài sản do cơ quan yêu cầu định giá tài sản quyết định.


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].