Thẩm quyền điều tra, xét xử Vụ án hình sự xảy ra ở nhiều huyện trong cùng một tỉnh

Quy định về thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự là một trong những quy định rất quan trọng, xác định thẩm quyền và trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan xét xử của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất đối với trường hợp: Bị can thực hiện nhiều hành vi phạm tội ở nhiều huyện khác nhau trong cùng một tỉnh.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Có đơn vị cấp huyện xác định (tạm gọi là cách thứ nhất): Bị can thực hiện hành vi phạm tội ở nhiều địa bàn cấp huyện vào thời điểm khác nhau thì Căn cứ khoản 4, Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền điều tra: Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Căn cứ vào khoản 1 Điều 269 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ: Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Do vậy, hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn nào thì thẩm quyền điều tra, xét xử là của cơ quan điều tra, Tòa án huyện nơi xảy ra tội phạm. Cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân của huyện này không được điều tra, xét xử hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn của huyện khác. Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sau có trách nhiệm tổng hợp hình phạt bản án của Tòa án xét xử trước, theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự về việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

Có đơn vị cấp huyện cách giải quyết không giống với cách giải quyết trên (tạm gọi cách thứ hai) vì bị cáo bị xét xử nhiều lần gây bất lợi cho bị cáo, không phù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 7 của Bộ luật hình sự: ...là các quy định khác không có lợi cho người phạm tội thì không được áp dụng. Đồng thời gây tốn kém thời gian và tiền của Nhà nước. Căn cứ khoản 4 Điều 163 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm. Căn cứ khoản 1, Điều 269 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra. Hành vi phạm tội phải được xét xử nơi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, không gây bất lợi cho bị cáo là bị xét xử nhiều lần.

Có đơn vị cấp huyện, tiến hành điều tra kết thúc vụ án và chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát cấp huyện. Viện kiểm sát cấp huyện ra quyết định chuyển vụ án đến cấp tỉnh để truy tố, xét xử ở cấp tỉnh.

Để tìm ra phương pháp giải quyết đúng pháp luật, không gây bất lợi cho bị cáo và phù hợp với pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Quá trình giải quyết, có nhiều cách hiểu và hướng giải quyết khác nhau về thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử dẫn đến việc pháp luật chưa được thực hiện đúng và thống nhất. Quan điểm của cá nhân tôi: Cả hai cách giải quyết trên của hai huyện đều không phù hợp với quy định của pháp luật, vì:

Cách thứ nhất căn cứ vào Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa bàn của mình... Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện để nhiều lần xét xử và tổng hợp hình phạt là gây bất lợi cho bị cáo.

Cách thứ hai căn cứ vào Trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm; Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra để chuyển và nhập vào cùng vụ án cho Cơ quan điều tra một huyện tiến hành điều tra và Tòa án nhân dân huyện đó xét xử là vi phạm nghiêm trọng tố tụng về thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử. Tòa án cấp huyện không được xét xử án xảy ra ở huyện khác vì đều là cơ quan xét xử ngang cấp. Vi phạm Điều 269 Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền theo lãnh thổ: Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện.

Đối với trường hợp vụ án tiến hành điều tra kết thúc ở cấp huyện sau đó Viện kiểm sát cấp huyện chuyển vụ án đến cấp tỉnh để truy tố, xét xử là vi phạm nghiêm trọng tố tụng về thẩm quyền điều tra quy định tại khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự: Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực. Như vậy, Cơ quan điều tra cấp huyện không được kết luận điều tra đề nghị truy tố những vụ án thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh.

Theo quy định tại đoạn 2, khoản 4, Điều 163 và khoản 2, Điều 269 của Bộ luật Tố tụng hình sư quy định: Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới; ...những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. Như vậy, Cơ quan điều tra cấp tỉnh ngoài thẩm quyền điều tra các vụ án do luật quy định thì còn có quyền điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp tỉnh ngoài thẩm quyền xét xử các vụ án do luật quy định thì còn có quyền xét xử những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của cấp huyện. Trong trường hợp này cần phải chuyển đến Cơ quan điều tra cấp tỉnh để tiến hành nhập vụ án, điều tra. Việc xét xử phải do Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành xét xử thì mới phù hợp với quy định của pháp luật và không làm bất lợi cho bị cáo.

Để việc điều tra, xét xử vụ án đúng pháp luật, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị cáo. Liên ngành Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát - Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần thống nhất có văn bản chỉ đạo hướng dẫn đối với các trường hợp vụ án xảy ra trên nhiều địa bàn cấp huyện (02 địa bàn) thì vụ án phải được chuyển Cơ quan điều tra cấp tỉnh để tiến hành điều tra. Việc xét xử phải do Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành xét xử.


Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].