Thế nào là tội làm chết người trong khi thi hành công vụ?

Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

1) Cơ sở pháp lý

Điều 97 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 quy định về Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ như sau:
"1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

2) Cấu thành tội phạm

- Khách thể của tội phạm: Quyền được sống của con người.

- Chủ thể thực hiện tội phạm:

+ Người phạm tội phải là người đang thi hành một công vụ (nhiệm vụ công). Công vụ này có thể là đương nhiên do nghề nghiệp hoặc do công tác quy định như: cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, bộ đội biên phòng, kiểm lâm, hải quan, bảo vệ v.v…
+ Ngoài ra, cũng có thể được coi là chủ thể của tội phạm này nếu những người tuy không có nhiệm vụ, nhưng đã tham gia đấu tranh chống những hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước hoặc lợi ích hợp pháp của công dân. Khi xác định tư cách chủ thể của tội phạm này, phải gắn liền hành vi xâm phạm tính mạng của người phạm tội với nhiệm vụ mà họ được giao. Toàn bộ hành vi phạm tội và những yếu tố khác của tội phạm này đều liên quan đến tư cách chủ thể.

- Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi dùng vũ lực xâm phạm tính mạng của người khác trước hết là hành vi sử dụng vũ khí ngoài các trường hợp pháp luật cho phép. Người sử dụng các loại vũ khí thuộc loại phải có giấy phép sử dụng hoặc được cơ quan có thẩm quyền giao cho sử dụng mà xâm phạm tính mạng, sức khoẻ người khác trong khi thi hành công vụ mới thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điều này.

+ Tuy nhiên, trong một số trường hợp người không được giao vũ khí và cũng không có quyền sử dụng vũ khí, nhưng trong lúc làm nhiệm vụ, hoàn cảnh cụ thể buộc họ phải sử dụng vũ khí thì thực tiễn xét xử cũng chấp nhận họ phạm tội trong khi thi hành công vụ.

+ Ngoài hành vi sử dụng vũ khí, còn có nhưng người không được giao vũ khí và trong khi thi hành công vụ họ cũng không sử dụng vũ khí mà chỉ sử dụng những công cụ cầm tay như gậy gộc, thậm chí chỉ dùng chân tay. Nhưng họ được giao nhiệm vụ hoặc tự nguyện tham gia cùng với người làm nhiệm vụ mà gây chết người, gây thương tích cho người khác thì cũng được coi là phạm tội trong khi thi hành công vụ.

Hậu quả ở đây là chết người và đây là hậu quả bắt buộc bởi tội phạm này có cấu thành vật chất. Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác trong khi thi hành công vụ là do cố ý hoặc vô ý.

- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội là lỗi có ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi dùng vũ lực mà mình thực hiện chứa đựng nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng đối với người khác nhưng chấp nhận hậu quả đó với mong muốn thực hiện nhiệm vụ

+ Lỗi vô ý: là trường hợp khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, người phạm tội tin rằng, hành vi của mình không gây ra hậu quả chết người hoặc do cẩu thả đã không thấy trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước.

Động cơ của người phạm tội là nhằm thực hiện công vụ. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

3) Hình phạt

- Cấu thành tội phạm cơ bản là phạt tù từ 2 đến 7 năm.
- Cấu thành tội phạm tăng nặng là phạt tù từ 7 đến 15 năm đối với trường hợp phạm tội làm chết nhiều người.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh tây Hà Nội, tầng 6, tòa nhà 169, 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]