Thời hạn giám định trong vụ án hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể về thời hạn giám định trong vụ án hình sự ở điều 208.

Giám định là hoạt động chuyên môn phức tạp, đa dạng liên quan tới nhiều lĩnh vực. Các loại giám định khác nhau sẽ đòi hỏi thời hạn khác nhau.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý về thời hạn giám định trong vụ án hình sự

Điều 208, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể về thời hạn giám định như sau:

“(1) Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
(a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
(b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
(c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
(2). Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
(3). Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
(4). Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại”.

Bình luận cụ thể về thời hạn giám định

Điều 208 có thể coi như quy định mới củạ Bộ luật Tố tụng hình sự. Dựa trên cơ sở tại điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc tiến hành giám định, điều luật bổ sung các quy định cụ thể về thời hạn giám định.

Việc quy định cụ thể thời hạn giám định góp phần đảm bảo tính kịp thời, không bị kéo dài hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hình sự. Thời hạn giám định cũng được chia theo các trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định và trường hợp khác.

Giám định là hoạt động chuyên môn phức tạp, đa dạng liên quan tới nhiều lĩnh vực. Các loại giám định khác nhau sẽ đòi hỏi thời hạn khác nhau. Thời hạn giám định cụ thể quy định như sau:

a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp giám định xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội, người làm chứng hoặc bị hại theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp giám định xác định nguyên nhân chết người, xác định mức độ ô nhiễm môi trường quy định lần lượt tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp giám định xác định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại, xác định tình trạng thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động và xác định chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ quy định lần lượt tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

Các trường hợp đặc biệt về thời hạn giám định

Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải nêu rõ thời hạn giám định.

Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều luật đang bình luận thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Lưu ý thời hạn giám định quy định tại điều luật này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:


  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].