Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên

Người chưa thành niên có thể tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bị hại, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không quy định riêng về các đối tượng này.

Nhằm đảm bảo việc xử lý người chưa thành niên phạm tội được khách quan, chính xác, nhân đạo, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung mới đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

a
Luật sư tư vấnpháp luật hình sự- Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198

1. Người chưa thành niên là người bị hại

Người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em là đối tượng được pháp luật bảo vệ đặc biệt. Trong một số trường hợp, hành vi xâm phạm không bị coi là tội phạm nếu đối tượng bị xâm hại là người đã thành niên, ngược lại hành vi xâm hại đó sẽ có tội nếu đối tượng đó là người chưa thành niên hoặc trẻ em. Ví dụ: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi; Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi;…

Một số hành vi xâm phạm đến trẻ em được pháp luật hình sự quy định thành các tội phạm độc lập, chế tài hình phạt nghiêm khắc hơn nhiều so với hành vi cùng loại nhưng xâm hại đến người đã thành niên. Ví dụ: tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;…

Phạm tội với trẻ em được coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt như giết người dưới 16 tuổi; đe dọa giết người dưới 16 tuổi;....

Người chưa thành niên là người bị hại cũng được phân biệt theo lứa tuổi: dưới 16 tuổi (trẻ em) và trên 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (người chưa thành niên). Chính vì vậy, Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2011 hướng dẫn tỉ mỉ về cách xác định tuổi của người bị hại là người chưa thành niên. Trong mọi trường hợp, nếu không xác định được năm sinh thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải giám định tuổi của người chưa thành niên.

Các quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là người bị hại cũng là quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, do đây là đối tượng được bảo vệ đặc biệt nên ngoài việc người chưa thành niên tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại thì người đại diện hợp pháp của họ cũng được tham gia tố tụng như người bị hại chưa thành niên. Do đó, việc lấy lời khai của người chưa thành niên, đặc biệt là trường hợp họ có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi thì buộc phải có mặt của người đại diện hợp pháp của họ.

Pháp luật hình sự không quy định việc Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Điều tra phải chỉ định người bào chữa cho người bị hại là trẻ em hoặc người chưa thành niên nhưng theo quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch số 01/2011 thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho người bị hại là người chưa thành niên, cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của họ biết về quyền nhờ Luật sư, Bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, nếu họ không lựa chọn được thì cần yêu cầu Đoàn Luật sư cử Luật sư hoặc cơ quan, tổ chức cử Bào chữa viên. Nhưng ai trả chi phí bào chữa thì Thông tư lại không hướng dẫn cụ thể và sẽ là một vướng mắc. Pháp luật hình sự cũng không có quy định về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức khi người chưa thành niên bị xâm hại. Phải chăng đây là một thiếu sót khi xây dựng pháp luật. Chúng ta mới chỉ chú ý đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật, phạm tội và dành những quy định đặc biệt trong pháp luật hình sự để bảo vệ họ mà đã để hổng các đối tượng cũng rất cần thiết phải có sự bảo vệ đặc biệt khi họ bị hành vi phạm tội xâm phạm, đó là người chưa thành niên hoặc là trẻ em.

Tuy nhiên, trước khi có hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2011, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đều đã quan tâm để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho đối tượng này nhất là việc đảm bảo quyền tham gia tố tụng của người đại diện hợp pháp trong một số vụ án cụ thể. Mặc dù không có quy định chỉ định người bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là người chưa thành niên, trẻ em hoặc người chưa thành niên là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã hướng dẫn họ đến các tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí để được các tổ chức này tư vấn về pháp luật hoặc cử người bảo vệ quyền lợi miễn phí.

2. Người chưa thành niên tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng


Trong thực tiễn, người chưa thành niên có thể tham gia tố tụng với tư cách tố tụng nêu trên. Tuy nhiên, cùng xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi chưa thành niên, pháp luật cũng quy định người đại diện hợp pháp, người giám hộ cho họ nhằm đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có thể là cha, mẹ, người thân thích của người chưa thành niên, cũng có thể là đại diện của cơ quan, tổ chức, như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ hoặc các đoàn thể khác.

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].