Thực trạng và các giải pháp đảm bảo quyền kháng cáo của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự

Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam mặc dù đã, đang và sẽ được đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn, nhưng vẫn chưa đảm bảo thực hiện một cách tuyệt đối.

Trước khi trình bày thực trạng thực hiện quyền kháng cáo của bị cáo, xin nhấn mạnh rằng, thứ nhất, số vụ án thụ lý để xét xử phúc thẩm mà chúng tôi trình bày dưới đây là tổng hợp các vụ án bị kháng cáo bởi bị cáo, người bào chữa thuộc những trường hợp mà pháp luật quy định, nguời bị hại (hay người đại hợp pháp của họ) và bị kháng nghị bởi Viện kiểm sát có thẩm quyền; thứ hai, hiện nay, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Tòa án sau đây có thẩm quyền xét xử phúc thẩm: Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án quân sự cấp quân khu; Tòa án quân sự Trung ương; Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân tối cao (hiện nay có 3 tòa: 01 tòa ở TP. Hà Nội; 01 tòa đặt ở TP. Đà Nẵng và 01 Tòa đặt ở TP. Hồ Chí Minh).

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Thực trạng

Thống kê của Viện kiểm sát các cấp về giải quyết án hình sự cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2008, Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử 71.397 vụ gồm 113.462 bị cáo (Tòa các cấp sơ thẩm đã xét xử 159.116.884 vụ gồm 362.399.321 bị cáo) trong đó có 2.735 trường hợp hủy bản án sơ thẩm, 97 truờng hợp hủy và đình chỉ vụ án theo Điều 251 BLTTHS 2003, trong đó có 23 trường hợp đình chỉ theo căn cứ quy định tại khoản 1 và 2 Điều 107 BLT (không có sự việc phạm tội; hành vi khôn: thành tội phạm) và 74 trường hợp đình chỉ các khoản 3,4,5,6,7 Điều 107 BLTTHS (đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm sự; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết).Từ những con số trên có thể thấy, quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam mặc dù đã, đang và sẽ được đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn, nhưng vẫn chưa đảm bảo thực hiện một cách tuyệt đối.Vậy thì đâu là nguyên nhân của thực trạng này. Chúng tôi cho rằng, có nhiều nguyên dẫn đến thực trạng đó, có thể kể đến:

Một là, Một số Tòa án tỉnh có số Thẩm phán còn thiếu so với biên chế; số lượng Thẩm phán các Tòa Phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa đáp ứng với yêu cầu số lượng Thẩm phán cần phải có. Do thiếu Thẩm phán ở các Tòa phúc thẩm, nên trung bình mỗi Thẩm phán ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải Chủ tọa 6,3 vụ/tháng và ở Tòa án nhân dân tối cao là 12 vụ/tháng (chưa kể các vụ tham gia trong Hội đồng xét xử theo các thủ tục khác)1. Trong điều kiện Tòa án nhân dân cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử đến các tội phạm rất nghiêm trọng (trừ các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), số lượng các vụ án hình sự cần phúc thẩm do có kháng cáo, kháng nghị tăng lên, thì tình trạng thiếu Thẩm phán càng trở nên trầm trọng. Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác năm 2010 của ngành Toà án nhân dân ngày 25 tháng 01 năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng bày tỏ lo ngại về việc thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ ngành Toà án. Theo Chủ tịch nước, có những nơi thiếu tới 1/3 biên chế2. Bên cạnh đó, do Toà án cấp phúc thẩm (cụ thể là Tòa Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao) chưa có đủ đội ngũ các thẩm phán để xét xử theo chuyên môn nên có những trường hợp trong Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có cả những thẩm phán chuyên sâu về dân sự, kinh tế, hành chính...

Hai là, Một số Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có tác phong cẩu thả trong xét xử phúc thẩm, không nắm vững các yêu cầu, đặc điểm và kỹ năng xét xử phúc thẩm mà xét đến cùng là nhận thức không đúng về tính chất của phúc thẳm, vì vậy đã xét xử không đảm bảo thời hạn luật định; xác định không đúng đơn kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo; vi phạm về phạm vi xét xử phúc thẩm; khi xét xử thường lệ thuộc vào những gì đã thể hiện trong hồ sơ vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử; xem nhẹ giá trị chứng cứ do bị cáo bổ sung tại phiên tòa phúc thẩm; không cân nhắc đến ý kiến của người bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa; không cân nhắc trong một tổng thể các chứng cứ buộc tội và gỡ tội v.v...

Ba là, do sự bất cập của một số quy định hiện hành và thiếu các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Giải pháp

Những phân tích về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo đầy đủ quyền tố cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự. Cần lưu ý rằng, hiệu quả của việc đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo bị tác động bởi tổng thể các yếu tố khách quan, chủ quan và khách quan - chủ quan khác nhau. Do vậy, nói đến vấn đề đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau, đó là:

Thứ nhất, các giải pháp pháp lý bao gồm việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về phúc thẩm (bao gồm về thụ lý và xét xử phúc thẩm vụ án) và ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của BLTTHS nói chung và các quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm nói riêng. Trong số những quy định về thủ tục phúc thẩm cần hoàn thiện Điều 235 BLTTHS hiện hành về “kháng cáo quá hạn” theo hướng quy định thêm: Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm xác minh lý do kháng cáo quá hạn; hoàn thiện Điều 238 “Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị” theo hướng quy định thêm: Trước khi mở phiên tòa, bị cáo rút toàn bộ kháng cáo thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ra quyết định chấp nhận rút kháng cáo; nếu bị cáo rút toàn bộ kháng cáo tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm”; hoàn thiện Điều 240 “phạm vi xét xử phúc thẩm” theo hướng quy định thêm”. “Trong trường hợp phát hiện có căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét cả các phần khác không có kháng cáo của bản án” v.v...

Thứ hai, các giải pháp về tổ chức bao gồm việc tổ chức lại các Tòa án cấp phúc thẩm phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Việt Nam; kiện toàn biên chế của các Tòa án cấp phúc thẩm; phân công nhiệm vụ theo hướng chuyên môn hóa. Để tránh mất nhiều thời gian công sức đi lại xét xử phúc thẩm lưu động như hiện nay, cần tổ chức lại các Tòa Phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao theo hướng thành lập các Tòa Phúc thẩm khu vực thuộc Tòa án nhân dân tối cao; mỗi Tòa Phúc thẩm khu vực đó có thẩm quyền phúc thẩm theo quản hạt trong phạm vi từ 5 đến 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết kịp thời các vụ án hình sự có kháng cáo. Việc đảm bảo đầy đủ biên chế cho các Tòa án cấp phúc thẩm là một trong những giải pháp mà chúng tôi cho là quan trọng đối với việc đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự.

Thứ ba, các giải pháp về con người bao gồm: Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng xét xử cho đội ngũ Thẩm phán phúc thẩm; sắp xếp, bố trí Thẩm phán phù hợp với năng lực và trình độ của họ. Các giải pháp cần phải được tiến hành thường xuyên, bởi lẽ trình độ, kiến thức, kỹ năng xét xử không phải là những thứ bất biến mà chúng cũng phát triển theo sự vận động và phát triển của xã hội. Vì vậy, sẽ có những Thẩm phán nếu không được đào tạo, bồi dưỡng sẽ bị tụt hậu, không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao và ngược lại, sẽ có những Thẩm phán vượt lên về mọi mặt nếu được đào tạo, bồi dưỡng và có ý thức phấn đấu vươn lên. Sự bố trí, sắp xếp họ cho phù hợp với trình độ, năng lực, vì vậy là một tất yếu.

Trong số những giải pháp đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự có các giải pháp mang tính vật chất - kỹ thuật bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật thiết yếu cho hoạt động xét xử phúc thẩm; cải tiến chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với Thẩm phán.Theo chúng tôi, tất cả những giải pháp trên cần phải được thực hiện đồng thời và trong một tổng thể, bởi thiếu giải pháp nào trong đó thì quyền kháng cáo của bị cáo trong tố hình sự khó mà đảm bảo một cách đầy đủ.

(Nguồn: Tạp chí nhân dân số 06/2010)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].