Tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự năm 2015

Hành vi tự nguyện chấm dứt sự kháng cự, tuân thủ mọi yêu cầu của đối phương trong chiến đấu hoặc trong khu vực có chiến sự.

Hành vi tự nguyện chấm dứt sự kháng cự, tuân thủ mọi yêu càu của đối phương trong chiến đấu hoặc khu vực có chiến sự.Bao gồm các hành vi: tự nguyện hạ vũ khí để cho địch bắt làm tù binh trong khi vẫn còn khả năng chống cự, tự nguyện chạy sang hàng ngũ địch, cung cấp thông tin quân sự, thông tin tình báo... và thực hiện các hoạt động khác mà đối phương yêu cầu. Người đầu hàng địch phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự năm 2015

Tội đầu hàng địch được qy định tại điều 399 Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể:

1. Người nào đầu hàng địch, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự;

c) Giao nộp tài liệu quan trọng hoặc khai báo bí mật công tác quân sự;

d) Lôi kéo người khác phạm tội;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Khái niệm của tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự năm 2015

Tội đầu hàng địch là hành vi tự nguyện chấm dứt sự kháng cự, tuân thủ mọi yêu cầu của đối phương trong chiến đấu hoặc trong khu vực có chiến sự, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đên tính kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Khách thể tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự năm 2015

Khách thể của tội đầu hàng địch là kỷ luật và sức mạnh chiến đấu ở chiến trường của quân đội nhân dân Việt Nam.

Là người được nhân dân giao cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, những người phục vụ trong quân đội có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng và với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Mặt khách quan tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự năm 2015

Mặt khách quan của tội đầu hàng địch thể hiện ở hành vi tự nguyện chấm dứt sự kháng cự, tuân thủ mọi yêu càu của đối phương trong chiến đấu hoặc khu vực có chiến sự.

Bao gồm các hành vi: tự nguyện hạ vũ khí để cho địch bắt làm tù binh trong khi vẫn còn khả năng chống cự, tự nguyện chạy sang hàng ngũ địch, cung cấp thông tin quân sự, thông tin tình báo... và thực hiện các hoạt động khác mà đối phương yêu cầu.

Khái niệm “trong chiến đấu” được hiểu là trong một trận đánh cụ thể hoặc trong một chiến dịch lâu dài, liên tục xảy ra các hoạt động tác chiến giữa ta và địch.

Khái niệm “Khu vực có chiến sự” là địa điểm xây ra các trận đánh, các trận giao tranh hoặc nơi thực hiện các chiên dịch quân sự trong một thời gian nhất định.

Mặt chủ quan tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự năm 2015

Tội đầu hàng địch được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội thường là do hèn nhát, tham sống sợ chết.

Khác với tội phản bội Tổ quốc quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự, tội đầu hàng địch được thực hiện không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.

Chủ thể tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự năm 2015

Chủ thể của tội phạm là tất cả những người phục vụ trong quân đội được quy định tại Điều 392 Bộ luật hình sự năm 2015.

Về hình phạt tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự năm 2015

Người nào đầu hàng địch theo quy định tại Khoản 1, Điều 399 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Phạm tội trong trường hợp là

Chỉ huy hoặc sĩ quan, giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, giao nộp tài liệu quan trọng hoặc khai báo bí mật công tác quân sự.

Lôi kéo người khác phạm tội

Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 2, Điều 399 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Phạm tội trong trường hợp giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 3, Điều 399 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].