Triệu tập bị can theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Khi bị can được tại ngoại, cần có quy định về trình tự, thủ tục để triệu tập bị can phục vụ cho hoạt động điều tra như hỏi cung hoặc tham gia vào hoạt động điều tra khác.

Điều luật quy định bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Đây là nghĩa vụ của bị can đối vối các cơ quan có thm quyn tiến hành tố tụng.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý.

Khái niệmtriệu tập bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. TạiĐiều 182Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 182. Triệu tập bị can

1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.

3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.”

Triệu tập bị can phục vụ cho hoạt động điều tra.

Bị can có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam, biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế khác bớt nghiêm khắc hơn như cấm đi khỏi nơi cứ trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đm hoặc bị can không bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Khi bị can được tại ngoại, cần có quy định về trình tự, thủ tục để triệu tập bị can phục vụ cho hoạt động điều tra.

Thẩm quyền.

Theo điều 37 Bộ luật T tụng hình sự năm 2015, Điều tra viên được quyền triệu tập bị can.

Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định của luật.

Thủ tục.

Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do tr ngại khách quan.

Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can.

Nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự đê ký xác nhận và chuyển cho bị can.

Nghĩa vụ của bị can khi có giấy triệu tập.

Điều luật quy định bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Đây là nghĩa vụ của bị can đối vối các cơ quan có thm quyn tiến hành tố tụng. Nếu vng mặt, bị can phải có lí do bt khả kháng hoặc do trở ngại khách quan như thiên tai, lũ lụt...

Trường hợp bị can vng mặt không có lí do trên hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giừ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].