Truy cứu trách nhiệm hình sự về vi phạm sử dụng lao động trẻ em

Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm...

1. Cơ sở pháp lý:

Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em: "1. Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều trẻ em; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm:

a) Chủ thể:

- Chủ thể của tội phạm tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người lao động mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

- Người sử dụng lao động có thể là chủ doanh nghiệp cũng có thể là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

- Khi xác định chủ thể của tội phạm này cần phân biệt trường hợp vì tuyển dụng trẻ em vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức. Nếu người có trách nhiệm truyển dụng vi phạm pháp luật luật về việc tuyển dụng trẻ em để làm một công việc, nhưng sau khi đã tuyển dụng trẻ em vào làm việc mà người sử dụng lao động trẻ em mới là chỉ thể có tội phạm này, nếu người tuyển dụng đồng thời là người sử dụng lao động trẻ em thì không cần phân biệt tuyển dụng hay sử dụng.

- Nếu hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại trong danh mục do Nhà nước quy định chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm mới bị coi là tội phạm.

b) Khách thể:

- Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em xâm phạm đến quyền lao động trẻ em đã được quy định tại Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Công ước lên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam tham gia quy định.

c) Mặt khách quan:

* Hành vi:

- Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan duy nhất là hành vi vi phạm quy định về lao động trẻ em gồm các trường hợp cụ thể:

+ Sử dụng trẻ em làm những công việc năng nhọc. Đây là hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc như công việc tiếp xúc với dầu mỡ, ảnh hưởng của môi trường nóng, ồn, rung, bụi than vượt tiêu chuận cho phép…

+ Sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm. Đây là hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc như thường xuyên làm việc trên cao, căng thẳng dây thần linh tâm lý (ví dụ: phụ hồ...)

+ Sử dụng trẻ em làm những việc độc hại. Đây là hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc như làm việc trong môi trường hóa chất độc hại hoặc tiếng ồn ào, chịu tác động trực tiếp của các chất độc hại.

* Hậu quả:

- Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nếu người sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định chưa gây hậu qua nghiêm trọng và chưa bị xử phạt hành chính về hành trên không bị coi là tội phạm. Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về tuyển dụng lao động trẻ em gây ra cho xã hội.

d) Mặt chủ quan:

- Lỗi của tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em là lỗi cố ý.

3. Hình phạt:

- Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. (Khoản 1)

- Khung hình phạt tăng nặng: bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. (Khoản 2)


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]