Vấn đề nhân thân người phạm tội trong luật hình sự

Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định khung hình phạt, là một trong những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1. Hiểu thế nào về nhân thân của người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là một phạm trù thuộc về con người được đề cập trong các ngành khoa học tội phạm học, khoa học luật hình sự, khoa học điều tra tội phạm, tâm lý học tư pháp… Trong hoạt động thực tiễn các cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan thi hành án, các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức xã hội cần nắm được vấn đề nhân thân người phạm tội trong quá trình tiến hành công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục và cải tạo người phạm tội. Do đó, vấn đề nhân thân người phạm tội là một vấn đề của nhiều ngành khoa học nghiên cứu. Ở mỗi ngành khoa học có những góc độ tiếp cận khác nhau. Trước hết để tìm hiểu về nhân thân người phạm tội cần tiếp cận ở khái niệm.

Khái niệm về nhân thân người phạm tội liên quan mật thiết với khái niệm chung của xã hội học Mác - Lê Nin về nhân thân con người.Theo đó, nhân thân có thể hiểu đó là bản chất xã hội của con người được thể hiện thông qua vị trí của con người trong các quan hệ xã hội. Nhân thân là một phạm trù lịch sử. Đối với với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, quan điểm về nhân thân đối với các nhà tư sản là nhân thân tách rời với quá trình phát triển xã hội. Theo đó, nhân thân phải là cá nhân có đặc điểm riêng giữa các cá thể trong xã hội, có khả năng điều khiển được chính con người mình và điều khiển được người khác, có khả năng quyết định tiến trình phát triển của lịch sử.

Đặc điểm nhân thân của người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu là những đặc điểm mang tính đặc trưng, phổ biến điển hình và có vai trò quan trọng trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu ở một số khía cạnh cụ thể, như: Đặc điểm sinh học tuổi tác, giới tính, đặc điểm xã hội trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội, đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự.

Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội, những đặc điểm dấu hiệu này tác động với những tình huống và hoàn cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó.

Nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.

Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự…

2. Vai trò của nhân thân người phạm tội:

Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định khung hình phạt, là một trong những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các cơ quan điều tra, truy tố xét xử muốn tìm ra đúng người, xét xử đúng tội thì đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân của người phạm tội.

3. Ý nghĩa việc nghiên cứu về nhân thân người phạm tội:

Thứ nhất, việc nghiên cứu nhân thân người pham tội có ý nghĩa đối với việc đinh tội cũng như đối với việc định khung hình phạt. Đó là những tội phạm mà cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ảnh đặc điểm nào đó về nhân thân của người phạm tội.Ví dụ: Cấu thành tội phạm cơ bản của tội giết con mới đẻ đòi hỏi chủ thể phải là người mẹ sinh ra đứa trẻ đó.

Thứ hai, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Qua nghiên cứu nhân thân người phạm tội không chỉ đánh giá được khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội mà còn giúp đánh giá được tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Cùng một hành vi nhưng ở người này là biểu hiện ngẫu nhiên đột xuất nhưng ở người khác là hành vi có tính toán, có ý thức sâu sắc biểu hiện bản chất của người pham tội. Hành vi và con người luôn có quan hệ với nhau cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc vào tính chất của con người.

Thứ ba, do mối liên hệ giữa nhân thân người phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho nên luật hình sự đã coi nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ quyết định hình phạt. Mặt khác, luật cũng có quy định coi nhiều tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.Ví dụ: Khi xem xét nhân thân người phạm tội của A cho thấy A tuy chưa bị kết án, chưa bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng luôn có hành vi gây rối trật tự công cộng, không có công ăn việc làm...Khi xem xét nhân thân người phạm tội của B cho thấy B cũng chưa bị kết án, chưa bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng không có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào, có công ăn, việc làm ổn định, luôn chấp hành tốt các nghĩa vụ công dân... Cân nhắc nhân thân người phạm tội của A và của B cho thấy nhân thân của A xấu hơn nhân thân của B, do đó, việc quyết định hình phạt đối với A phải nặng hơn đối với B, nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.

Thứ tư, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có vai trò rất lớn trong việc làm sáng tỏ động cơ, mục đích của người phạm tội.Ví dụ: A thất nghiệp, lúc nào cũng thiếu tiền tiêu nên đã đi ăn trộm và B có công ăn việc làm đàng hoàng nhưng cũng đi ăn trộm.Vậy động cơ mục đích của A và B là không giống nhau. Đây cũng chính là đầu mối để cơ quan điều tra xác định đúng phương hướng điều tra, phá án và quyết định hình phạt.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].